Hiển thị các bài đăng có nhãn Blogger. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Blogger. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Template TinhDauOnline V5 - Bản nâng cấp hoàn hảo

Sau 4 phiên bản Tinh Dầu Online được ra mắt và chia sẻ cho cộng đồng Blogger được rất người sử dụng. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn phiên bản phù hợp với nhiều dạng có Sidebar, không có Sidebar, Full Width...vv
Trong đó có phiên bản đặc biệt Tinhdauonline V4.1 tích hợp các hiệu ứng đẹp mắt. Kể từ 4 phiên bản Template TinhDauOnline (Từ bản v1 đến v4.1) mình đã ngừng chia sẻ và hỗ trợ, các bạn có thể tìm kiếm trang các website chia sẻ khác để tìm các phiên bản này.
Trang Chủ


Danh Mục Sản Phẩm

Bản Nâng Cấp Tinh Dầu Online V5.1 - Tốc độ tải trang vượt bật

Kể từ Phiên bản Tinh Dầu Online V5.1 lần này được thực hiện vào T3/2017 là sự tùy chỉnh về tối ưu tốc độ tải trang, làm cho giao diện TinhDauOnline V5.1 được tải nhanh chóng. Trong phiên bản mới này tốc độ tải trang được nhanh lên hơn 30% so với các phiên bản trước đó

Update:

V1 ĐẾN V4.0 (6/2016) Phiên bản Miễn phí

V5.0 (12/2016) Phiên bản Premium
  1. Fix lỗi menu nằm dưới danh mục sản phẩm
  2. Giá bán xuất hiện kí tự lạ ở phiên bản v4.0
V5.1 (1/3/2017)
  1. Tối ưu tốc độ tải trang nhanh hơn 30% so với các phiên bản trước
V5.2 (12/3/2017)
  1. Hiệu ứng các thành phần blog khi tải trang như phiên bản v4.0 effect
  2. Menu cấp 2 trên máy tính
  3. Ô sản phẩm ở trang chủ lớn hơn
  4. Mở tab mới khi đặt hàng
V5.3 (19/4/2017)
  1. Không hiển thị hình ảnh trong trang giỏ hàng.
V5.4 (30/5/2017)
  1. Menu trên di động
  2. Thêm nút like trong sản phẩm
V5.5 (1/6/2017)
  1. Sửa CSS phần Tin Tức
V5.6 (5/6/2017)
  1. Thêm Mua Ngay và Cho Vào Giỏ Hàng ở trang chủ
  2. Sửa lại độ rộng của Web
V5.7 (10/6/2017)
  1. Fix lỗi xuất hiện quảng cáo khi search sản phẩm (Xem bên dưới)
V5.8 MỚI NHẤT (9/9/2017)
  1. Sửa lỗi phân trang ở trang nhãn thiếu bài viết.
  2. Giao diện hiện đại hơn.
  3. Menu phân cấp 3 để dùng cho bán hàng nhiều sản phẩm.
  4. Nâng cấp giỏ hàng.
  5. Hiệu ứng slider mới
P/s: Nên dùng bản mới nhất để được fix các lỗi


    Để mua phiên bản mới nhất để luôn được update và hỗ trợ liên hệ: 0932.913.631

    Tốc độ tải trang và Requests của các phiên bản cũ

    Tốc độ tải trang của phiên bản TinhDauOnline V5

    Giao diện vẫn hỗ trợ những chức năng quan trọng

    Trang sản phẩm

    Trang bán hàng giao diện hiện đại trực quan, có phần thông tin giảm giá, giá cũ, giá mới

    Giỏ hàng

    Và hiện tại Bản này được bán với giá 350k → còn 250K (giảm 100k)
    Bạn có thể liên hệ với tác giả để sở hữu một Website đẹp mắt
    HOTLINE: 0932.913.631

    Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

    Chặn bọ Ahrefs index backlink trên website

    Ahrefs là một công cụ kiểm tra website và hơn hết là thường kiểm tra lượng backlink trên website. Ahrefs sở dĩ có thể đọc và cung cấp thông tin backlink của một website nào đó là bởi vì nó 1 con bọ vào các website khác nhau để đọc và thu thập dữ liệu.

    Bằng việc phân tích website đối thủ bằng công cụ Ahrefs bạn sẽ biết được rất nhiều thông tin như sau:
    Thông tin khi phân tích website toilaquantri.com với ahref
    Từ đó bạn sẽ lên các kế hoạch xây dựng từ khóa, backlink cho phù hợp để cạnh tranh với đối thủ trong SEO.

    Tương tự như Bot (Bọ) Google, Ahrefs có hệ thống server lớn nên bọ Ahrefs được và thu thập dữ liệu rất nhanh và chính xác cao. Thường thì công cụ Google Webmaster Tool cập nhập khoảng 1 tuần thì Ahrefs chỉ trong 1-2 ngày.

    Xem thêm bài phân tích: Phân tích backlink website với Ahrefs

    => Do vậy nhằm để bảo mật thông tin về backlink về website để đối thủ không phân tích được, chúng ta sẽ chặn bọ của Ahrefs index.

    Chặn bot Ahrefs index website của bạn

    Cách làm như sau:

    Thêm dòng code sau vào trang file Robot.txt

    User-agent: AhrefsBot Disallow: /

    Ví dụ đoạn Robot.txt như sau:

    User-agent: Mediapartners-Google
    Disallow:
    User-agent: *
    Disallow: /search      
    Allow: /
    Allow: /search/label/  
    Sitemap: Domain/feeds/posts/default?orderby=UPDATED
    Sitemap: Domain/sitemap.xml
    Sitemap: Domain/atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=500
    Sitemap: Domain/atom.xml?redirect=false&start-index=501&max-results=500
    Sitemap: Domain/atom.xml?redirect=false&start-index=1001&max-results=500

    Thì sẽ chèn vào như sau

    User-agent: AhrefsBot
    Disallow: /
    User-agent: Mediapartners-Google
    Disallow:
    User-agent: *
    Disallow: /search
    Allow: /
    Allow: /search/label/
    Sitemap: Domain/feeds/posts/default?orderby=UPDATED
    Sitemap: Domain/sitemap.xml
    Sitemap: Domain/atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=500
    Sitemap: Domain/atom.xml?redirect=false&start-index=501&max-results=500
    Sitemap: Domain/atom.xml?redirect=false&start-index=1001&max-results=500

    Thay Domain thành tên miền website của bạn.

    Nhược điểm của việc chặn index backlink từ Ahrefs

    Chặn được người khác vào đọc nguồn backlink của bạn từ Ahrefs điều này có nghĩa là bạn cũng sẽ không đọc được thông tin website của mình bằng Ahrefs. Nếu xảy ra tình trạng bị "bơm" backlink xấu bạn sẽ rất khó kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn.

    Chúc bạn thành công!

    Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

    3 Cách giúp nội dung của bạn nhanh index lên Google

    Hướng dẫn các bạn index bài viết lên google 1 cách nhanh chóng
    Thường thì một nội dung mới khi được xuất bản trên website sẽ được Google index khá chậm. Index ở đây với ý nghĩa là bài viết trên website đã được con bọ google đọc, lập chỉ mục và lưu trữ trên server và sẽ trả về kết quả khi người dùng tìm kiếm

    giúp nội dung của bạn nhanh index lên Google
    giúp nội dung của bạn nhanh index lên Google
    Một bài viết website được index nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều và lượng traffic của website đó, độ mạnh của website đó cũng như mức độ tối ưu của code website chuẩn HTML5, CSS3 để con bọ google có thể dễ dàng đọc code HTML được....vv

    Dưới đây là một số cách mình thường làm để index nội dung lên Google nhanh

    1/ Google Submit Url

    Truy cập https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url
    Nhập URL, Catcha và Submit

    Nhược điểm là chỉ index được từng url, nếu website của bạn có nhiều bài viết thì phải index nhiều lầm

    2/ Ping sitemap

    Đưa URL bài viết mới vào sitemap.xml
    Copy URL của file sitemap; Ví dụ: http://toilaquantri.com/sitemap.xml
    Gõ địa chỉ sau trên trình duyệt:
    http://google.com.vn/ping?sitemap=http://toilaquantri.com/sitemap.xml
    Thay lại tên miền website của bạn mà mình đã đánh chữ đỏ
    Hoặc truy cập http://sitemap.vn và nhập URL của sitemap.

    Ưu điểm là index được nhiều nội dung trên website cùng lúc

    3/ Ping URL

    Tập hợp danh sách các URL cần thông báo với công cụ tìm kiếm.
    Truy cập vào Pingfarm.com
    Paste các URL vào, rồi bấm Ping.

    Ưu điểm là bạn có thể dán Url vào khung cùng lúc để index 1 lần tiết kiệm thời gian hơn

    Chúc bạn thành công!

    Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

    Tặng 1 giao diện để kinh doanh gởi tới cộng đồng blogger

    Nhằm chắp cánh và hỗ trợ công đồng kinh doanh với mong muốn mọi người có ít nhất có 1 sản phẩm để kinh doanh hôm nay từ blog Toilaquantri.com gởi tặng đến cộng đồng template blogger bán hàng lung linh.

    Template Blogger
    Template Blogger Bán Hàng


    Như lời hứa đầu tiên trong bài viết chia sẻ trên trang cá nhân Huỳnh Phụng cũng nhận được trên dưới gần 50 lượt like, 30 lượt comment và nhiều inbox

    Giao diện website bán hàng

    Do vậy để nhằm hạn chế vì mục đích khác mình sẽ chia sẻ cho các cá nhân đang thực sự đang kinh doanh và đang có sản phẩm.

    Để nhận template các bạn vui lòng để lại nội dụng dưới comment

    1. Lý do muốn nhận template
    2. Sản phẩm đang muốn kinh doanh
    3. Email nhận template

    Chỉ dành tặng 30 bạn đầu tiên để gởi tặng template

    Các hình ảnh khác

    Giao diện website bán hàng
    Giao diện website bán hàng

    Giao diện bài viết bán hàng

    Giao diện website bán hàng

    Giao diện giỏ hàng

    Giao diện website bán hàng
    Chúc các bạn buổi tối vui vẻ!

    Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

    Tối ưu tiêu đề blog h1 cho blogspot

    Khi xây dựng website trên nền tảng blog hơn 90% các blog khi sử dụng logo hình ảnh sẽ bị lỗi không lấy tên blog ở trang chủ làm thẻ h1.

    Tối ưu tiêu đề blog h1 cho blogspot
    Tối ưu tiêu đề blog h1 cho blogspot
    Do vậy đoạn code mà mình chia sẻ dưới đây sẽ làm cùng lúc 2 nhiệm vụ là tối ưu lỗi HTML5 tại logo và đặt lệnh điều kiện để nhận tiêu đề blog ở trang chủ làm thẻ h1, tiêu đề blog sẽ tự động đổi thành thẻ h3 khi ở bài viết. Lúc đó tiêu đề bài viết sẽ chuyển thành thẻ h1 để bạn có thể dễ dàng SEO bài viết hơn


    Về phần tối ưu tên bài viết làm thẻ h1 sẽ được mình chia sẻ sau, bài này mình chỉ hướng dẫn tối ưu phần logo thôi.

    Hướng dẫn tối ưu logo tiêu đề blogger

    Bước 1: Đăng nhập vào blogger.com và chuyển đến phần mẫu
    Bước 2: Tìm đoạn code bên dưới
    <img expr:alt='data:title' expr:height='data:height' expr:id='data:widget.instanceId + &quot;_headerimg&quot;' expr:src='data:sourceUrl' expr:width='data:width' style='display: block'/>
    Bước 3: Thay đoạn code vừa tìm được ở bước 2 thành:
    <b:if cond='data:blog.pageType == &quot;index&quot;'>
    <h1 itemprop='name'>
    <a expr:href='data:blog.homepageUrl' itemprop='url'>
    <img expr:alt='data:title' expr:id='data:widget.instanceId + &quot;_headerimg&quot;' expr:src='data:sourceUrl' expr:style='&quot;height:&quot; + data:height + &quot;width:&quot; + data:width + &quot;display: block&quot;'/><span style='display: none;'><data:blog.title/></span></a></h1>
    <b:else/>
    <h3 itemprop='name'>
    <a expr:href='data:blog.homepageUrl' itemprop='url'>
    <img expr:alt='data:title' expr:id='data:widget.instanceId + &quot;_headerimg&quot;' expr:src='data:sourceUrl' expr:style='&quot;height:&quot; + data:height + &quot;width:&quot; + data:width + &quot;display: block&quot;'/><span style='display: none;'><data:blog.title/></span></a></h3>
    </b:if>
    Kiểm tra: Bạn dùng tiện ích SEOquake và kiểm tra ở trang chủ. Tên blog đã được chọn làm thẻ h1 ở trang chủ và tự động chuyển thành thẻ h3 ở trang bài viết.

    Chúc các bạn thành công! 

    Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

    Tối ưu SEO ONPage - #4 Nén CSS và Javascript trên blogger

    Trong loạt bài viết tối ưu SEO Onpage chúng ta đã cùng đi qua 3 bài viết gồm tối ưu CSS3, Tối ưu HTML5, Tối ưu cấu trúc dữ liệu trên structure data tool của google.

    Bài viết tiếp theo sẽ hướng dẫn các bạn 2 công việc tiếp theo là nén CSS và Javascript.

    Nén CSS và Javascript trên blogger
    Nén CSS và Javascript trên blogger

    I. Tối ưu CSS cho Blogger

    Nhiệm vụ của phần tối ưu SEO Onpage nén CSS này là giảm tải CSS cho code bạn cần làm 2 việc
    1. Xóa các id và các class trùng lặp, xóa bỏ một số lên css không cần thiết để giảm dung lượng
    2. Nén CSS bằng 1 trong các công cụ sau
    Các công cụ này sẽ giúp xóa bỏ các khoảng trắng giúp code CSS được nén lại giảm dung lượng
    csscompressor.com
    Lưu ý: bạn nên phân từng đoạn nhỏ để nén không nên nén 1 lần toàn bộ CSS sẽ rất dễ bị lỗi. Mỗi lần lưu nên kiểm tra lại giao diện xem có lỗi phần nào không. Để an toàn bạn nên backup template thường xuyên
    Nén CSS giúp website load nhanh hơn
    Nén CSS giúp website load nhanh hơn

    Nén CSS tại chỗ














    II. Tối ưu Javascript

    1. Thêm   async='async'   vào giữa cặp thẻ <script> </script>
    Ví du:
    Thay 
    <script src='//ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/2.1.1/jquery.min.js'/>
    Thành
    <script async='async' src='https:///ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/2.1.1/jquery.min.js' type='text/javascript'/>
    Lưu ý nếu xảy ra tình trạng lỗi thì bạn không nên xử lý thằng này nhé và thằng này cũng giúp cỉa thiện nhiều đến điểm Google Insight 

    Cách khác:

    Bạn có thể thay link .js với url bất kì
    Thay
    <script src='//ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/2.1.1/jquery.min.js'/>
    Thành
     <script type="text/javascript">
    function downloadJSAtOnload() {
     var element = document.createElement("script");
     element.src = "https:///ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/2.1.1/jquery.min.js";
     document.body.appendChild(element);
     }
     if (window.addEventListener)
     window.addEventListener("load", downloadJSAtOnload, false);
     else if (window.attachEvent)
     window.attachEvent("onload", downloadJSAtOnload);
     else window.onload = downloadJSAtOnload;
    </script> 

     2. Sử dụng các công cụ online để nén Javascript

    Các công cụ mình thường dùng là:

    1. jscompress.com
    2. javascript-compressor.com

    Lưu ý: bạn chỉ cần copy phần code nằm trong cặp thẻ <script> và </script> lại chừa cặp thẻ <script> lại nhé
    Chúc các bạn thành công!

    Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

    Tối ưu SEO Onpage - #3 Tối ưu cấu trúc dữ liệu trên Blogger

    Structured-data hay còn gọi là Cấu trúc dữ liệu hay Dữ liệu có cấu trúc nếu gọi riêng cho Google là cấu trúc khai báo của code web. Việc tối ưu cấu trúc theo chuẩn này sẽ giúp Google dễ đọc các thành phần code web hơn. Mỗi trang web (nói đến blogger) hiện nay có đến 3000-4000  đoạn code hoặc hơn. Do vậy, cấu trúc lập trình không rõ ràng hoặc chưa khai báo sẽ làm Google khó xác định được cấu trúc website.
    Tối ưu cấu trúc dữ liệu trên Blogger
    Tối ưu cấu trúc dữ liệu trên Blogger
    Cấu trúc lập trình mới sẽ khai báo phần Header, Sidebar, Footer.... với các chuẩn khai báo mới.
    Các cấu trúc lập trình cũ thường sửa dụng <div để khai báo cho các thành phần blog như:
    <div id='header-wrapper'>
    <div id='sidebar-wrapper'>
    <div id='footer-wrapper'>
    ......

    Sẽ được thay thành:

    <div id='header-wrapper' itemscope='itemscope' itemtype='http://schema.org/WPHeader'>
    <aside id='sidebar-wrapper' itemscope='itemscope' itemtype='http://schema.org/WPSideBar'>
    <footer id='footer-wrapper' itemscope='itemscope' itemtype='http://schema.org/WPFooter'>
    ......

    Trong bài viết này theo kinh nghiệm của mình sẽ hướng dẫn các bạn tối ưu cấu trúc của blogger của bạn. Bài viết #3 nằm trong chuỗi bài viết Tối ưu SEO Onpage

    Kiểm tra website của bạn đã tối ưu cấu trúc chưa?

    Truy cập trang web structured-data và kiểm tra website của bạn. Công cụ sẽ hiện cấu trúc của website và để xuất cho bạn các lỗi cần phải sửa, lưu ý là các lỗi này khi fix rất khó khăn và không phải ai cũng có thể làm được nếu chưa rõ sâu được cấu trúc lập trình của các ngôn ngữ mà mình nói ở đây chỉ là blogger.

    Kiểm tra Tôi Là Quản Trị Blog sẽ cho bạn biết thông tin gì?

    Mình đã khai báo đầy đủ các cấu trúc website cho google, có thể thấy ở đây chúng ta có 9 việc cần phải làm và mình sẽ hướng dẫn từng công việc một.

    Tối ưu cấu trúc dữ liệu
    Tối ưu cấu trúc dữ liệu

    1. Tối ưu WPHeader trên blogger

    Tìm:
    <div id='header-wrapper'>
    Thay thành:
    <div id='header-wrapper' itemscope='itemscope' itemtype='http://schema.org/WPHeader'>

    Việc sử dụng cấu trúc này sẽ khai báo cho Google biết đây là đoạn code của phần Header từ đó Google có thể đọc code dễ dàng hơn hay còn gọi là bạn đang tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO)

    2. Tối ưu WPSideBar trên Blogger

    Tìm
    <div id='sidebar-wrapper'>
    Thay thành
    <aside id='sidebar-wrapper' itemscope='itemscope' itemtype='http://schema.org/WPSideBar'>

    Tìm thẻ đóng </div> của nó và thay thành </aside> nhé.

    Từ đây về sau khi lưu mẫu lại sẽ gặp lỗi bạn cần thay các thẻ </div> thành các thẻ đóng tùy vào thẻ mở của nó nhé

    3. Tối ưu WPFooter trên Blogger

    Tìm
    <div id='footer-wrapper'>
    Thay thành
    <footer id='footer-wrapper' itemscope='itemscope' itemtype='http://schema.org/WPFooter'>

    Thay thẻ đóng </div> của nó thành </footer>

    4. Tối ưu phần website tìm kiếm

    Mình cũng chưa biết gọi tên phần này như thế nào. Khi tìm kiếm trên thanh địa chỉ Google và bạn nhập với cú phát toilaquantri.com_[Phím Tab]_Từ khóa bạn sẽ có thể sử dụng công cụ tìm kiếm ngay trên blogger Tôi Là Quản Trị.
    Cách thực hiện là chèn đoạn code vào giữa cặp thẻ <head> ... </head> trong website của bạn. Nhớ đổi lại tên miền nhé

    <script type='application/ld+json'>
    { "@context": "http://schema.org", "@type": "WebSite", "url": "http://www.toilaquantri.com/", "potentialAction": { "@type": "SearchAction", "target": "http://www.toilaquantri.com/?q={search_term}", "query-input": "required name=search_term" } }
    </script>

    5. Tối ưu phần SiteNavigationElement

    Phần này dùng để khai báo vị trí của menu, bạn thực hiện các bước sau
    Tìm phần
    <div id="id của phần menu">
    Mỗi menu thường có khai báo Id khác nhau nên bạn cần tìm id bao phần menu của bạn
    Thay thành
    <nav id='menu-wrap' itemscope='itemscope' itemtype='http://schema.org/SiteNavigationElement'>

    id='menu-wrap' bạn thay lại cho giống id menu của blog mình nhé
    Thay thẻ đóng </div> của nó thành </nav>

    6. Tối ưu phần chính của BLOG

    Phần này khai báo phần Main chứa nội dung của Blog
    Tìm
    <div id='content-wrapper'>
    Hoặc một số blog thường dùng <div id='main-wrapper'> để khai báo, sẽ tùy vào mỗi blog và dùng cho phù hợp
    Thay thành
    <div id='content-wrapper' itemscope='itemscope' itemtype='http://schema.org/Blog' role='main'>
    Hoặc
    <div id='main-wrapper' itemscope='itemscope' itemtype='http://schema.org/Blog' role='main'>

    Còn các phần Product là sử dụng các đánh dấu Schema dạng sản phẩm mà có dịp mình sẽ hướng dẫn sau. Bạn có thể tìm hiểu trước tại đây: https://schema.org/

    Các chuẩn đánh dấu PersonHatom thường thì gặp lỗi, do vậy bạn nên chọn Template Blogger đã chuẩn 2 dòng này sẳn vì qua thời gian mình đã tìm và cố gắng fix 2 lỗi này nhưng vẫn chưa được nên không thể hướng dẫn các bạn.

    Tham khảo thêm bài viết khác:
    Chúc các bạn thành công!

    Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

    Tối ưu SEO Onpage Blogger - #2 Sửa lỗi HTML5

    Đây là bài viết thứ 2 trong loạt bài Tối ưu SEO Onpage xử lý với nền tảng Blogger.
    Bài viết #2 này sẽ hướng dẫn các bạn tối ưu cấu trúc HTML5 cho blogger/website của bạn.
    Website chuẩn HTML5 cũng là một trong những tiêu chí SEO hàng đầu mà mình đưa ra. Các cấu trúc lập trình mới như CSS3 và HTML5 có nhiều cải tiến mới, các ngôn ngữ lập trình mới đưa ra hỗ trợ nhiều lệnh hơn hơn nữa là trình duyệt sẽ đọc code chuẩn mới này nhanh chóng nhờ đó tăng tốc độ load website.
    Sửa lỗi HTML5 cho blogger
    Đầu tiên bạn cần tìm hiểu thuật ngữ SEO là gì

    Kiểm tra chuẩn HTML5 cho website

    Trang website validator.w3.org sẽ giúp bạn kiểm tra cấu trúc HTML5 cho website/blog của bạn và những đây là những kinh nghiệm để fix các lỗi HTML5 để tối ưu SEO Onpage sau này.

    Kiểm tra sơ qua Tôi Là Quản Trị Blog's

    Sửa lỗi HTML5
    Sửa lỗi HTML5
    Các kết quả trả về toilaquantri.com hoàn toàn chuẩn HTML5 và không có bất kì lỗi gì. Sau đây là những kinh nghiệm mình chia sẻ để cho các bạn thực hiện việc tối ưu HTML5 cho blog của bạn.

    Việc tối ưu HTML5 cũng có liên quan mật thiết đến việc tối ưu CSS3

    1. Tối ưu cho các file .CSS nhúng link từ bên ngoài

    Nếu khi kiểm tra HTML5 nếu có thấy lỗi từ các link nhúng ngoài này thì có 2 cách xử lý:
    ** Cách a) 
    Copy hết toàn bộ CSS trong link đó và dán lại trước thẻ Skin và tối ưu
    ** Cách b) dành cho những người làm biếng hơn :))
    Dạng file .CSS nhúng bên ngoài:
    <link href='http://abc.xyz/mnx.CSS' rel='stylesheet' type='text/css'/>
    Thay thành:
    <script type='text/javascript'>
    //<![CDATA[
    //CSS Ready
    function loadCSS(e, t, n) { "use strict"; var i = window.document.createElement("link"); var o = t || window.document.getElementsByTagName("script")[0]; i.rel = "stylesheet"; i.href = e; i.media = "only x"; o.parentNode.insertBefore(i, o); setTimeout(function () { i.media = n || "all" }) }
    loadCSS("http://abc.xyz/mnx.CSS");
    //]]>
    </script>
    Lưu mẫu lại và kiểm tra HTML5 lại sẽ mất các lỗi từ file này

    2. Sửa lỗi HTML5 tại logo

    Khi blog của bạn sử dụng Logo và check với công cụ kiểm tra HTML5 bạn sẽ thấy phát hiện lỗi HTML5 tại logo và đây là cách khắc phục để đạt chuẩn HTML5 tại logo
    Tìm đoạn code sau:

    <img expr:alt='data:title' expr:height='data:height' expr:id='data:widget.instanceId + &quot;_headerimg&quot;' expr:src='data:sourceUrl' expr:width='data:width' style='display: block'/>
    Và thay thế bằng
    <b:if cond='data:blog.pageType == &quot;index&quot;'>
    <h1 itemprop='name'>
    <a expr:href='data:blog.homepageUrl' itemprop='url'>
    <img expr:alt='data:title' expr:id='data:widget.instanceId + &quot;_headerimg&quot;' expr:src='data:sourceUrl' expr:style='&quot;height:&quot; + data:height + &quot;width:&quot; + data:width + &quot;display: block&quot;'/><span style='display: none;'><data:blog.title/></span></a></h1>
    <b:else/>
    <h3 itemprop='name'>
    <a expr:href='data:blog.homepageUrl' itemprop='url'>
    <img expr:alt='data:title' expr:id='data:widget.instanceId + &quot;_headerimg&quot;' expr:src='data:sourceUrl' expr:style='&quot;height:&quot; + data:height + &quot;width:&quot; + data:width + &quot;display: block&quot;'/><span style='display: none;'><data:blog.title/></span></a></h3>
    </b:if>
    Đoạn code thay thế mình đã sử dụng điều kiện nếu là ở trang chủ thì tên Blog sẽ khai báo là thẻ H1 và vào bài viết thì tên Blog sẽ chuyển thành thẻ H3. Nên các bạn cố gắng tìm các thẻ <b:if> .... </b:if>  bao đoạn code tô đỏ để thay thế toàn diện.

    3. Fix lỗi HTML5 phiên bản ver2

    Xóa các khai báo trong đầu blog

    Đối với các template sử dụng version 2 bạn sẽ luôn thấy đoạn code sau:
    <html b:version='2' class='v2' lang='vi' xmlns='http://www.w3.org/1999/xhtml' xmlns:b='http://www.google.com/2005/gml/b' xmlns:data='http://www.google.com/2005/gml/data' xmlns:expr='http://www.google.com/2005/gml/expr'>
    Khi kiểm tra HTML5 bạn sẽ thấy 7-8 lỗi từ đoạn code này vì vậy cách sửa là bạn xóa và giữ lại đoạn code sau
    <html b:version='2' class='v2' lang='vi'>
    Mỗi lần truy cập vào mẫu đoạn code đầu lại xuất hiện, do đó bạn phải luôn xóa nó đi mỗi lần lưu template lại

    4. Sửa lỗi liên quan tới ảnh

    Lỗi
    Sửa lỗi ảnh thiếu thẻ Alt
    Lỗi này liên quan đến hình ảnh thiếu khai báo thuộc tính alt="mô tả ảnh" bạn chỉ cần thêm thuộc tính alt vào sau thẻ mở ảnh <img alt="mô tả ảnh" src="url_ảnh"......../>

    Lỗi này thường rất nhiều bạn hãy thêm thuộc tính alt vào hết trong ảnh nhé

    Các lỗi thông thường khác công cụ đã báo cho các bạn chỉ cần tinh ý đọc được đề xuất bằng tiếng anh của nó bạn sẽ sửa lỗi nó dễ dàng.

    Nếu gặp khó khăn trong quá trình fix lỗi HTML5 cho blog của mình các bạn liên hệ hỗ trợ với mình tại facebook cá nhân Huỳnh Phụng

    Chúc blog bạn đạt chuẩn HTML5

    Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

    Tối ưu SEO Onpage Blogger - #1 Tối ưu CSS3

    Xin chào các bạn!
    Trong khá nhiều những bài viết trước mình đã chia sẻ cho các bạn khá nhiều kiến thức về SEO hơn hết là sử dụng trên nền tảng Blogger.
    Trong bài viết SEO là gì? đã chia sẻ cho các bạn 2 khái niệm quan trọng trong SEO chính là SEO OnpageSEO Offpage.

    Cho nên bắt đầu từ bài viết #1 về tối ưu Onpage mình sẽ không nói nhiều về lý thuyết mà chia sẻ nhiều về kỹ thuật nâng cao để các bạn tối ưu Onpage trước cho các bạn có thể bắt đầu làm SEO được ngay lập tức
    Tối ưu SEO Onpage Blogger - #1 Tối ưu CSS3
    Tối ưu SEO Onpage Blogger - #1 Tối ưu CSS3
    Với kinh nghiệm SEO Onpage của mình, mình sẽ lần lượt chia sẻ các kỹ thuật tối ưu SEO Onpage quan trọng là tối ưu code CSS3 và HTML5 với 2 bài viết hướng dẫn #1 là tối ưu CSS3 và bài hướng dẫn #2 là tối ưu HTML5 sau đó mà khá nhiều bạn trong group đang quan tâm.

    Trải nghiệm chuẩn SEO Onpage cùng Tôi Là Quản Trị Blog's

    Check bằng công cụ jigsaw.w3.org sẽ giúp bạn kiểm tra website của bạn đã chuẩn CSS3 chưa?. Website chuẩn CSS3 sẽ giúp trình duyệt web giải mã code nhanh hơn -> website load nhanh hơn -> Hơn nữa sẽ giúp con bọ Google đọc và index dễ dàng hơn. Hơn hết là tối ưu được với người dùng khi người dùng trãi nghiệm load website trong tít tắc.

    Tối ưu SEO Onpage Blogger không còn lỗi
    Sau khi kiểm tra với blog http://www.toilaquantri.com các cấu trúc CSS3 đã được mình tối ưu chuẩn CSS3 100% hoàn toàn. 
    Nhiều bạn đã hỏi làm như thế vậy? 
    Và sau đây là lời giải đáp, mình không che giấu kiến thức cho AE làm gì, mặc dù cũng có =)). Mình sẽ chia sẻ ngay luôn các bước mình đã từng thực hiện như sau thế nào để các bạn nắm rõ hơn


    1. Tối ưu CSS3 cho Font-Awesome và Font Google

    Font-Awesome là tiện ích giúp bạn có thể tạo ra các icon trong blogger thường sử dụng cho menu và các khai báo thông tin website <xem ảnh minh họa>
    Sử dụng Font-Awesome trong Blogger

    Khi sử dụng Font Awesome bạn sẽ thấy khá nhiều lỗi xuất phát là tiện tích này với hơn 70 lỗi và để sửa lỗi CSS3 xuất phát từ file này bạn sẽ dùng đoạn code sau đây để thay thế nó:
    Xóa (tìm code tương tự thôi vì mỗi blog có thể khác nhau)
    <link href='http://fonts.googleapis.com/css?family=Ruda:400,700' rel='stylesheet' type='text/css'/>
    <link href='//netdna.bootstrapcdn.com/font-awesome/4.2.0/css/font-awesome.min.css' rel='stylesheet'/>
    Thay bằng:
    <script type='text/javascript'>
    //<![CDATA[
    function loadCSS(e, t, n) { "use strict"; var i = window.document.createElement("link"); var o = t || window.document.getElementsByTagName("script")[0]; i.rel = "stylesheet"; i.href = e; i.media = "only x"; o.parentNode.insertBefore(i, o); setTimeout(function () { i.media = n || "all" }) }
    loadCSS("//maxcdn.bootstrapcdn.com/font-awesome/4.4.0/css/font-awesome.min.css");loadCSS("https://fonts.googleapis.com/css?family=Roboto+Condensed:400,300,300italic,400italic,700,700italic");
    //]]>
    </script>
    Đoạn code trên còn sử dụng để lấy Font từ Google là sử dụng font Roboto Condensed để khai báo cho website, bạn có thể thay cho font khác đơn cử như font kinh điển của giao diện Metro UI là font Segoe UI. Tên font có khoảng trắng thì bạn thay thế thành dấu (+) sẽ thành Segoe+UI để thay cho font Roboto+Condensed đang dùng.

    Đoạn script trên để thay thế cho link Font Awesome và link Google Fonts nên bạn có thể xóa 2 link này trong code luôn
    Lưu mẫu và test CSS3 lại bạn sẽ fix được hơn 70 lỗi liên quan đến thằng Font-Awesome này.

    Tối ưu CSS mặc định của Blogger

    CSS mặc định của blogger thường có dạng:
    https://www.blogger.com/static/v1/widgets/1535467126-widget_css_2_bundle.css đôi lúc sẽ được ẩn đi nhưng test CSS3 sẽ thấy mặt nó :D

    Khi kiểm tra CSS3 thì rất nhiều lỗi phát sinh từ CSS tự sinh ra mặc định của thằng Blogger nên ta sẽ dùng đoạn script để bọc nó lại, khi tìm kiếm trong mẫu có thể bạn sẽ không thấy nó nhưng cứ copy nó lại:
    Từ
    <link href='https://www.blogger.com/static/v1/widgets/1535467126-widget_css_2_bundle.css' rel='stylesheet' type='text/css'/>
    Sửa thành
    <script type='text/javascript'>
    //<![CDATA[
    //CSS Ready
    function loadCSS(e, t, n) { "use strict"; var i = window.document.createElement("link"); var o = t || window.document.getElementsByTagName("script")[0]; i.rel = "stylesheet"; i.href = e; i.media = "only x"; o.parentNode.insertBefore(i, o); setTimeout(function () { i.media = n || "all" }) }
    loadCSS("https://www.blogger.com/static/v1/widgets/1535467126-widget_css_2_bundle.css");
    //]]>
    </script>
    Hoặc cách khác
    Thay:
    <b:skin><![CDATA[/* và */ ]]></b:skin>
    Lần lượt thành:
    &lt;style type=&quot;text/css&quot;&gt;&lt;!-- /*<b:skin><![CDATA[/* và */]]></b:skin> 
    Các đoạn code ở giữa 2 thằng này các bạn để nguyên không thay đổi gì cả, việc sửa lại thẻ này hiển nhiên là sẽ xóa CSS mặc định của Blogger nên có thể dẫn đến tình trạng vỡ cấu trúc CSS của blog, lúc đó bạn chỉ cần code nhẹ CSS lại
    Đến đây hãy thở phào vì 50% công việc tối ưu CSS3 đã xong rồi đấy. Tiếp tục

    Các lỗi cấu trúc CSS3 vặt khác

    Thông thường jigsaw.w3.org nó sẽ báo lỗi CSS ngay phần phía dưới phần báo lỗi dưới địa chỉ tên miền. Bạn chỉ cần xóa các CSS dư không hợp với chuẩn CSS3 được đề xuất là sẽ được thôi phần này chủ yếu là xóa bớt thôi. Mình sẽ không demo nhiều phần này vì biết đọc tiếng anh là sẽ hiểu được nó yêu cầu cái gì thôi
    Nếu các lỗi còn lại các bạn cảm thấy khó khăn để fix thì liên hệ với mình qua facebook cá nhân tại đây: Huỳnh Phụng
    Cùng ngắm lai chuẩn xanh lè nào :))
    Chúc các bạn thành công!
    Đón chờ bài sau hướng dẫn tối ưu HTML5 nhé!

    Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

    #14 Các thẻ Data gọi dữ liệu cơ bản trong Blogger

    Mỗi nền tảng mã nguồn đều có những thẻ Data dữ liệu tương tự nhau, riêng đối với những người design blogger, rip blogger cần phải biết để phục vụ cho công việc của mình.

    Mình đang thiết kế template để chuẩn bị cho kế hoach kinh doanh của mình nên có 1 vài chia sẻ về vấn đề này.
    Dưới đây là 14 lệnh gọi dữ liệu cơ bản cho blogger mình sẽ cập nhật khi tìm hiểu thêm để mổ sẽ nó
    Các thẻ Data gọi dữ liệu cơ bản trong Blogger
    Các thẻ Data gọi dữ liệu cơ bản trong Blogger

    CẤU TRÚC KHAI BÁO CHUNG THẺ DATA BLOGGER

    <data:[giá trị]/>


    Trong phần giá trị các bạn tìm hiểu ý nghĩa bên dưới đây


    BẢNG GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA TRONG BLOGGER


    1. Phần chung của toàn bộ blog:
    - blog.title
    - blog.pageType
    - blog.url
    - blog.homepageUrl
    - blog.pageTitle
    - blog.encoding
    ...
    2. Phần header:
    - title
    - description
    ...
    3. Phần trong bài đăng:
    - post.dateHeader
    - post.timestamp
    - post.title
    - post.id
    - post.body
    - post.author
    - post.authorUrl
    - post.authorProfileUrl
    - post.addCommentUrl
    - post.firstImageUrl
    - data:blog.postImageThumbnail
    - data:post.thumbnailUrl
    - post.url
    - post.snippet
    ...
    4 Phần label:
    - label.name
    - label.url
    - label.isLast
    ...
    5 Phần comment:
    - comment.body
    - comment.timestamp
    - comment.author
    - comment.authorUrl
    - comment.deleteUrl
    - post.numComments
    ...
    6 Phần widget:
    - title
    - content

    Hiển thị tiêu đề của blog
    Kiểu trang trên blog (item, archive, index, search...-thường kèm điều kiện).
    Hiển thị URL của trang hiện hành.
    Hiển thị URL trang chủ blog.
    Hiển thị tiêu đề trang hiện tại.
    Áp dụng mã chuẩn cho blog (VD: UTF-8).


    Hiển thị tiêu đề blog.
    Hiển thị phần mô tả của blog.


    Hiển thị ngày tháng đăng bài.
    Hiển thị thời gian của bài đăng
    Hiển thị tiêu đề bài đăng.
    Hiển thị ID của bài đăng.
    Hiển thị nội dung bài đăng.
    Hiển thị tên tác giả bài đăng.
    Hiển thị đường dẫn mặc định tới hồ sơ của tác giả bài đăng.
    Hiển thị đường dẫn tới hồ sơ của tác giả bài đăng.
    Hiển thị đường dẫn tới phần thêm nhận xét.
    Hiển thị hình ảnh đầu tiên trong bài đăng.
    Hiển thị hình ảnh với kích thước 72x72 px
    Hiển thị hình ảnh thu nhỏ ngoài trang chủ
    Hiển thị url bài đăng
    Hiển thị mô tả ngắn của bài đăng.


    Hiển thị nhãn của bài đăng.
    Hiển thị đường dẫn tới trang nhãn của bài đăng.
    Nhãn được hiển thị cuối cùng của bài đăng (Kèm điều kiện).


    Hiển thị nội dung nhận xét.
    Hiển thị thời gian của nhận xét.
    Hiển thị tên tác giả nhận xét.
    Hiển thị đường dẫn tới hồ sơ tác giả nhận xét.
    Hiển thị liên kết để xóa nhận xét.
    Hiển thị số nhận xét của bài đăng


    Hiển thị tiêu đề widget.
    Hiển thị nội dung widget.

    Chúc các bạn thành công
    Bài viết được chia sẻ tại kenhcs.com

    Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

    Vì sao Google cho 1 bài viết lên top

    Bài này nói về SEO tức là tối ưu một nội dung, website lên top Google - công cụ tìm kiếm được nhiều người dùng nhất hiện nay. Nếu bạn đang học SEO là gì bài viết này cực kì quan trọng và tôi nghĩ bạn phải chia sẻ cho bạn bè, những người đang quan tâm đến SEO.


    Lý do là Google sẽ đọc tiêu đề bài viết xem tiêu đề có chứa từ khóa của người dùng tìm kiếm hay không và những nội dung được đánh dấu khác trong bài viết.

    Các bài viết lên top thường:

    - Website tối ưu với Google: Load nhanh, ít dính đến các lỗi lập trình, cấu trúc code ngắn gọn dễ đọc google sẽ index dễ dàng hơn
    - Bài viết được nhiều người truy cập và xem: Bạn có thể thực hiện được bằng cách chia sẻ chúng lên mạng xã hội để thu hút nguồn traffic tốt từ mạng xã hội này để có thêm nhiều lượt truy cập.
    - Nội dung bài viết phổ biến: Là nội dung sẽ được cộng đồng chia sẻ nhiều, google sẽ cho đó là nội dung có ích với người dùng. Thông thường bạn sẽ tự làm việc này bằng cách đăng chúng lên các diễn đàn để lấy các backlink và làm nội dung trở nên phổ biến

    #1 Google đọc hiểu HTML? (Ý nghĩa các đánh dấu SEO)

    Điều này có nghĩa là bài viết của bạn đang lên top của Google, Google sẽ đọc hiểu nội dung bài viết bằng nội dung của code HTML. Google sẽ không hiểu CSS hay Javascript gì cả.

    Google sẽ đọc đầu tiên là thẻ H1, từ khóa của người dùng tìm kiếm có trong thẻ đó không??
    Vì vậy thẻ H1 có từ khóa là quan trọng nhất trong SEO.
    Sau đó Google lần lượt đọc ở các thẻ H2, H3, Từ khóa có trong tên miền, từ khóa ở các thẻ mô tả, các từ khóa in đậm, in nghiêng. Hơn nữa những từ có font-size lớn hơn cũng có ý nghĩa đánh dấu lớn hơn.
    • Ngoài ra khai báo thẻ meta đầy đủ cũng hỗ trợ SEO cực kì tốt
    Xem thêm →
    Thẻ Meta chuẩn SEO cho blogger 2016
    • Bài viết cần được gieo từ khóa chính, từ khóa phụ xuyên suốt các nội dung trong bài viết với mật độ 3-5% nghĩa là 3 dòng phải xuất hiện từ khóa lại 1-3 lần
    Tất cả những thứ đó có thể coi là những đánh dấu từ khóa của bạn cho Google biết đấy là từ khóa bạn đang muốn đề xuất với Google. Đó là vì sao mà các bài viết chia sẻ về SEO, tối ưu Onpage luôn nhắc tới các "đánh dấu này" khi viết 1 bài viết tối ưu SEO hay gọi kiểu chuẩn SEO

    Xem thêm →
    Cách viết bài viết chuẩn SEO trên Blogger

    #2 Tối ưu Tiêu đề H1 (Tối ưu từ khóa trong tiêu đề)

    Như đã chia sẻ ở trên thẻ H1 rất quan trọng do đó mình sẽ chia sẻ cách đặt tiêu đề bài viết chuẩn SEO nhất có thể :D
    Rồi lấy ví dụ từ khóa "Kỹ năng SEOer", do đó mình viết bài để chia sẻ những kỹ năng nào mà SEOer cần có để có thể làm nghề SEO

    Tiêu đề chuẩn SEO sẽ là "Kỹ năng SEOer những kỹ năng mà SEO cần có"

    Giải thích ý nghĩa:
    Google sẽ cho điểm cao với từ khóa xuất hiện ở các kí tự đầu tiên và nên trùng 100% trong tiêu đề bài viết luôn. Do vậy nếu bạn đặt tiêu đề "Những kỹ năng mà SEOer cần có" thì nó không có giá trị bằng vì vướng chữ Những thông thường sẽ ít người search kèm từ này, hơn nữa bạn để ý từ khóa kỹ năng SEOer mình đã nhấn để lập lại 2 lần và chỉ nhấn lại 2 từ Kỹ năngSEO nữa thôi, nó nên được tách rời ra bởi chữ vì cụm từ khóa dính gần nhau 2-3 lần sẽ dễ bị spam từ khóa trong tiêu đề. Lưu ý ở lần lặp lại thứ 2 bạn có thể chọn từ khóa phụ.

    Và thực sự mình cũng đã có 1 bài viết như thế nằm ở top 3 với từ khóa "Kỹ năng SEOer" chưa bàn đến từ khóa này có ai tìm hay không vì mình chỉ chia sẻ, tâm sự nên mình viết từ khóa theo cảm tính không có phân tích từ khóa chi cho mệt.

    Với tiêu đề mình đặt bạn search "Tố chất SEO" hay "Góc nhìn SEOer" nó cũng lên. Đấy gọi là SEO nhiều từ.... rồi ghép các từ khóa thành 1 câu dễ đọc thôi
    Góc nhìn SEOer
    Kỹ năng tố chất của SEOer cần có

    #3 Làm cho tiêu đề cuốn hút hơn nữa

    Tiêu đề trên có thể cho là chuẩn theo ý đồ, tiếp theo làm sao cho nó hút hơn 1 chút thì theo tâm lý của con người thì họ rất lười biếng khi đọc 1 cái gì đó, nên do vậy bạn nên đưa vào tiêu đề những con số vài cụm từ giật tít lên 1 chút từ đó có thể sẽ tùy biến ra vài tiêu đề khác như sau:
    • 7 kỹ năng và tố chất mà SEOer phải có 
    - Đưa vào tiêu đề con số để nhấn có 7 điều họ quan tâm thôi, không chỉ có thêm con số bạn có thể thêm nhiều thứ khác nữa
    • Kỹ năng tố chất SEOer, thiếu những kỹ năng này thì đừng làm SEO nữa =)) 
    - Tạo ra tít để cảm giác tò mò, kích thích nó sẽ click vào đọc mặc dù đôi khi nó ở top 4 top 5 nhưng thông thường người dùng sẽ quan sát 4-5 tiêu đề của các kết quả trên top trên rồi rồi mới quyết định click vào đọc bài nào trước chứ không phải lúc nào nó cũng đọc bài top 1 đầu tiên.... Bài của bạn ở top 5 đọc vào kích thích quá nó click vào đọc cho tụi top trên hít khói luôn :D

    Với từ khóa đó người dùng click vào kết quả của bạn nhiều hơn đối thủ top trên nữa thì bài viết sẽ từ từ tăng lên vượt lên trên các đối thủ của bạn, cho nên lâu lâu bạn cứ search từ khóa của mình và click vào thì cảm thấy top tự lên từ từ.

    Điều này có thể thực hiện bằng việc mượn bạn bè search rồi click dùm sẽ khác địa chỉ IP, hoặc bạn ra quán cafe thì search từ khóa của bạn rồi click vào bài của bạn treo bài viết tầm 5-10p, nếu tự dùng laptop của mình thì nên xóa cookie, lịch sử, ẩn danh, out email của bạn ra để Google cho rằng bạn là người dùng thông thường nhé!

    Cho nên khi bạn có 4-5 bạn bè cùng làm SEO thì vui lắm, share cho mọi người khác IP click từ khóa lẫn cho nhau.

    4. Thừa hưởng sự uy tín từ trang chủ và bài viết khác (Link nội bộ)

    Khi viết bài mới bạn nên đặt link từ trang chủ trỏ về bài viết 1 thời gian, vì trang chủ thường là trang có giá trị SEO mạnh nhất để kéo bài viết lên nhanh, con bọ Google sẽ từ trang chủ và sẽ bò và đọc các liên kết từ trang chủ để tìm đến bài viết để index nhanh hơn. Có thể đặt link dưới chân trang web hoặc đặt banner chứa link đến bài viết cần SEO.

    Đặt backlink từ các bài viết liên quan trước đó của bạn trỏ về bài viết cần SEO thật khéo léo.
    Lưu ý khi trỏ link về nên trỏ từ khóa cần SEO nằm trong thẻ H2 của bài đó về sẽ uy tín nhất

    Những bài viết trước đó đã được Google Index rồi trỏ link về sẽ làm UY TÍN tăng lên ở trang/bài viết được nhận backlink, bài viết cần SEO của bạn cũng nên trỏ 1-2 link ra bài viết khác vì Google muốn bài viết cung cấp thông tin thêm cho người dùng nên link out nội bộ cũng rất tốt chứ không phải lúc nào link out đều xấu hết nhé - đó là thuật toán mới muốn link trỏ ra và trỏ về cân bằng.

    Mình nghĩ bài này sẽ lên đến 20 đến 30 phân nhỏ mới hết nên sẽ viết tiếp, các bạn comment chia sẻ bên dưới để vui mình viết tiếp, chia sẻ này rất thật mà nhiều bạn học SEO rồi cũng chắc chắn cũng chưa nắm hết đâu.

    Chúc bạn thành công!

    Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

    #13 Cú pháp sử dụng Javascript trong html

    Hôm nay mình có nghiên cứu một ít về giải mã Javascript tiện thể cũng chia sẻ nhỏ các cú pháp sử dụng Javacript nhúng trong HTML và cũng lưu ý một chút về mặt SEO
    Có nhiều lý do để bạn tìm hiểu về cách nhúng Javascript như tối ưu Javascript để tăng tốc website hay giải mã code javacript loại bỏ một số Javascript mặc định..vv

    Kiến thức cơ bản khi sử dụng Javacript mà bạn cần nhớ



    Cú pháp sử dụng Javascript trong html
    Cú pháp sử dụng Javascript trong html



    1. Vị trí của Javascript trong HTML

    Javascipt được đặt trong HTML nằm trong cặp thẻ <SCRIPT> và <\SCRIPT>. Chúng có thể xuất hiện ở  <HEAD> hay <BODY> trong HTML. Nếu đặt dưới thẻ <HEAD> nó sẽ được tải đầu tiên trước phần nội dung để sẳn sàng sử dụng, vì vậy bạn cũng cần lưu ý vị trí đặt để tối ưu tốc độ cho website

    2. Cú pháp của Javascript

    2.1. Nhúng trực tiếp code Javascript vào HTML

    <SCRIPT LANGUAGE="Javascript">
    // code javascript sẽ đặt ở đây
    </SCRIPT>

    Với cách nhúng trực tiếp thì Bot của Google sẽ đọc code dài hơn nên không có lợi trong SEO, ngược lại website sẽ load nhanh hơn so với nhúng link. Tuy nhiên nhúng link thì web sẽ tải chậm hơn do lần đầu phải tải file .js về

    2.2. Sử dụng link ngoài chứ code Javascript

    <script language="Javascript" src="/url.js">

    Lúc này url.js sẽ không chứa cặp thẻ <SCRIPT> và <\SCRIPT>

    Để tìm hiểu thêm về Javascript mình có nhúng một tài liệu từ bên ngoài để bạn tham khảo thêm



    Chúc các bạn thành công!

    Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

    Quy trình học SEO cho người mới bắt đầu

    Rất nhiều bạn mới bắt đầu với SEO đang loay hoay vì hiện tại nhiều cty trong tương lai sẽ hướng kinh doanh vào Online nên đòi hỏi nhân viên mà họ tuyển sau này biết phát triển được nội dung.

    Quy trình học SEO cho người mới bắt đầu
    Quy trình học SEO cho người mới bắt đầu
    Bằng kinh nghiêm của mình trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn bắt đầu học SEO đơn giản nhất mà ai cũng có thể học và làm SEO.

    Để lấy nền tảng cho bài viết này mình cũng thông qua một bài viết khác "NHỮNG NGHỀ MARKETING ONLINE MÀ BẠN NÊN BIẾT TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ". Trong bài viết này vị trí số 1 là Chuyên viên SEO, vậy tại sao lại là SEO?


    Chuyện gì sẽ diễn ra trên internet trong 60S
    Chuyện gì sẽ diễn ra trên internet trong 60S

    Để hiểu vai trò của SEO trong kinh doanh bạn xem "KỸ NĂNG TỐ CHẤT CẦN CÓ CỦA SEOER". Chính nền tảng trong 2 bài viết đó nên đang làm cho ngành SEO phát triển và có nhiều người tìm hiểu và học SEO

    Quy trình học SEO đơn giản nhất.
    Trong quy trình học SEO mà mình hướng dẫn bạn sẽ có thể 



    1. Tự tạo được 1 trang Blogger
    2. Biết cách để viết một bài chuẩn SEO và hiểu tiêu chí bài viết chuẩn SEO là như thế nào?
    3. Biết cách đi link sao cho đúng nhất (Internal Link và External Link)

    Bắt đầu quy trình học SEO

    Tạo website với Blogger

    Bạn phải tự tay tạo được được trang blogger, để giải quyết vấn đề này mình đã hướng dẫn trong chuỗi serie học blogger căn bản tương đối là rất đầy đủ. Các thắc mắc liên quan đến blogger bạn có thể hỏi đáp với mình thông qua Livechat facebook bên góc dưới bên phải, nếu thắc mắc lớn mình sẽ viết một bài viết để hướng dẫn bạn.

    Cách viết bài viết chuẩn SEO

    Một bài viết muốn SEO được lên top 10 Google trước tiên bạn phải biết cách viết một bài viết chuẩn SEO tối ưu được bộ máy tìm kiếm. Do vậy để hướng dẫn các bạn hiểu rõ bài viết chuẩn SEO mình đã trình bày cơ chế và các nguyên tắc tại bài viết "Kiểm tra bài viết chuẩn SEO hay chưa?" và "Làm sao để biết bài viết của bạn chuẩn SEO với SEOQuake".

    Qua 2 bài viết này bạn hoàn toàn có thể tự tạo được một bài viết chuẩn SEO cho riêng mình.

    Tiêu chuẩn của một Website chuẩn SEO


    Sau khi bạn đã có một trang Blogger với nhiều bài viết hay chuẩn SEO trên đó, thì bạn cần phải biết website chuẩn SEO là như thế nào và tối ưu lại Blogger của bạn. Bạn có thể thấy nhiều dịch vụ thiết kế web chuẩn SEO ngày càng nhiều vậy bạn cần phải hiểu Website của bạn đã chuẩn SEO chưa.
    TIÊU CHÍ TEMPLATE BLOGGER CHUẨN SEO

    Liên kết link giữa các bài viết với nhau

    Bằng việc đặt link từ bài viết này sang bài viết khác để dẫn người đọc sẽ giúp cho website và các bài viết của bạn được SEO tốt hơn.
    Khi nhiều bài viết được liên kết link với nhau Google sẽ hiểu là website của bạn có nhiều bài viết liên quan đến người dùng đang tìm một từ khóa nào đó, khi đó google sẽ ưu ái top cho bài viết của bạn vì lý do google nghĩ người dùng sẽ được đọc được nhiều thông tin hơn ở các liên kết khác nữa.

    Liên kết giữa các bài viết trên cùng website gọi là link nội bộ Internal Link. Liên kết giữa các website với nhau, hoặc giữa Diễn đàn với website của bạn gọi là External link.
    Với Internal link bạn có thể đặt ở các bài viết ở website của bạn, còn External link bạn sẽ đặt ở website hay diễn đàn khác. Tuy nhiên đặt link không phải đặt tùy tiện mà cần phải hiểu để đặt đúng để chọn đúng diễn đàn mà đặt link
    CÁCH CHỌN DIỄN ĐÀN TỐT ĐỂ ĐI BACKLINK CHO SEO


    Chúc bạn thành công!

    Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

    #12 Thiết kế giao diện Responsive cho blogger

    Thiết kế giao diện Responsive Design là thuật ngữ mới được phát triển trong vài năm gần đây. Theo đó các giao diện website có Responsive sẽ tự động co giãn các thành phần để hiển thị tương thích trên các màn hình thiết bị khác nhau.
    Thiết kế giao diện Responsive cho blogger
    Thiết kế giao diện Responsive cho blogger
    Một giao diện web được thiết kế có chuẩn Responsive sẽ được Google đánh giá cao về mặt SEO vì bạn đã tối ưu được trãi nghiệm người dùng trên các thiết bị khác nhau.

    Do tốc độ phát triển di động ngày càng cao mà người dùng có xu hướng di chuyển thuận tiện hơn, nên vì vậy việc thiết kế Giao diện web chuẩn Responsive sẽ là một thiết kế nên có trên các website hiện đại nhằm tối ưu trãi nghiệm cho đọc giả của bạn hiển thị nội dung tốt trên các thiết bị di động, máy tính bảng của họ.

    Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn thiết kế giao diện có Responsive cho Blogger

    Bước 1. Khai báo Meta viewport

    Vào Mẫu -> Chọn Tùy chỉnh.
    Đặt đoạn code sau dưới thẻ  <head> trên trong mã HTML
    <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1">
    Đoạn code này có tác dụng giúp nhận diện kích thước màn hình để hiện thị nội dung tương tích trên diện tích đó

    Bước 2. Các điều kiện sử dụng CSS để thiết kế giao diện Responisve

    Cấu trúc đoạn code Responsive như sau:
    @media all and (max-width: XXXpx) {
    Các đoạn CSS
    }
    Lấy ví dụ minh họa:
    @media all and (max-width: 320px) {
       body {
          background: #e7e7e7;
       }
    }
    • Với ví dụ này khi kích thước thiết bị được co lại có độ rộng 320px thì các đoạn code CSS trong @media all and (max-width: 320px) {...} sẽ được thực thi. Do đó bạn có thay đổi cấu trúc, các thành phần của blogger với các điều kiện này.
    Bạn sẽ thêm các điều kiện này bên trong blog của mình ở nơi chứa CSS:
    @media screen and (max-width : 1280px) {
    /* ------------ CSS tùy chỉnh cho PC ------------*/
    }
    @media screen and (max-width : 1024px) {
    /* ------------ CSS tùy chỉnh cho iPad ------------*/
    }
    @media screen and (max-width : 768px) {
    /* ------------ CSS tùy chỉnh cho iPad nhỏ ------------*/
    }
    @media screen and (max-width : 640px) {
    /* ------------ CSS tuỳ chỉnh cho iPhone ------------*/
    }
    @media screen and (max-width : 480px) {
    /* ------------ CSS tùy chỉnh cho điện thoại di động đời cao ------------*/
    }
    @media screen and (max-width : 320px) {
    /* ------------ CSS tùy chỉnh cho điện thoại di động thường ------------*/
    }
    @media screen and (max-width : 240px) {
    /* ------------ CSS tùy chỉnh cho điện thoại di động thường ------------*/
    }
    Bạn có thể thêm trong template blogger như sau:

    @media screen and (max-width: ****px){
    #main-wrapper  { width:100%; margin:0px auto; }
    .header-wrapper {  width:100%;  }
    #content {   margin-right:0; width:100%; float:left;  }
    #sidebar {  display:none;  }
    #footer-wrapper { display:none; }
    }

    Trong đoạn này thì phần #main-wrapper nơi sẽ chứa nội dung bài viết sẽ được mở rộng độ rộng width{100%}; Sidebar đồng thời sẽ nhận được thuộc tính #sidebar{display:none} tức là được đi ẩn để dành không gian cho nội dung hiển thị tối đa...

    Do vậy bạn cần thành thạo một chút kiến thức về CSS nữa để có thể tùy chỉnh giao diện Responsive cho blogger của mình.

    Chúc bạn thành công!

    Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

    Sitelink xuất hiện như thế nào?

    Một câu hỏi chung cho các bạn mới bắt đầu học SEO hay mới có blog/website là làm sao để xuất hiện sitelink trong kết quả tìm kiếm giống như cái website hay blog khác.
    Để trả lời các thắc mắc này mình xin chia sẻ một chút về Sitelink và sitelink xuất hiện như thế nào?

    Tham khảo bài viết SEO là gì?
    Sitelink xuất hiện như thế nào?
    Sitelink xuất hiện như thế nào?
    Sitelink  với từ khóa "toi la quan tri"
    Hình ảnh trên miêu tả sự xuất hiện các sitelink. Tiêu đề của các trang liên quan đến từ khóa của một website. Số lượng Sitelink có thể xuất hiện 2, 4... cho tới 10.

    Vậy làm thế nào để blog hay website xuất hiện sitelink như thế này.!?

    Tìm hiểu về Sitelink. Sitelink xuất hiện như thế nào?

    Sitelink apple
    Sitelink apple

    Sitelink thường là các tiêu đề xuất hiện khi bạn search một từ khóa nào đó thường có liên quan đến tên miền của một web/blog riêng biệt. Những từ khóa chung chung thường rất khó xuất hiện sitelink
    Những sitelink con xuất hiện trong kết quả tìm kiếm là phản ánh cho thấy người dùng khi truy cập vào trang bất kì, sau đó họ thường nhấp chuột vào liên kết tiếp theo nào đó nhiều lần.
    Do đó Google sẽ đề xuất các tiêu đề bài viết/tiêu đề trang/danh mục đó trên kết quả tìm kiếm của chính từ khóa liên quan đến tên miền để tiết kiệm thời gian cho người dùng tìm đọc ngay.

    Các sitelink này được lấy từ đâu

    Các liên kết sitelink này thường xuất hiện là ở menu vì người dùng hay nhấp chuột vào nhất, điều này là hợp lệ và có liên quan đến chia sẻ phía trên của mình vì khi người dùng click vào và đọc bài viết nhiều lần thì nhiều khả năng google lấy tiêu đề nội dung đó làm sitelink

    Cũng lưu ý rằng khi người dùng truy cập vào trang chủ của một trang web/trang bài viết nào đó. Sau đó nhấp chuột sang một link khác bất kì đa số là họ nhấp trên menu nhiều thì tiêu đề bài viết/trang đó sẽ hiện sitelink trên kết quả tìm kiếm

    Làm thế nào để hiện Sitelink?

    1. Nên đặt các trang, các bài viết mà bạn muốn làm sitelink ở menu và đặt càng trên cao càng tốt.
    Thông thường trang web có 2 menu là Top menu và Main menu thì menu trên cùng sẽ có giá trị nhiều hơn vì khả năng được nhấp chuột nhiều hơn.
    Khi đấy công cụ tìm kiếm sẽ đọc được code html từ menu đó nhanh hơn, người dùng sẽ dễ thấy và nhấp chuột vào => giá tăng tỉ lệ nhấp chuột vào trang đó.

    2. Website/blog của bạn cần có lượng traffic nhất định. Khi đấy mới có nhiều người click vào các bài viết đó trên menu, nhiều website/blog mới lập chưa có nhiều traffic nên vẫn chưa xuất hiện là điều hiển nhiên.
    Do đó, website cần có nhiều bài viết hay hơn chất lượng hơn để kiếm được nhiều Traffic hơn.

    3. Cần tối ưu SEO Onpage tốt hơn trên website. Nhất là các bài viết, trang mà bạn muốn tạo sitelink cần được SEO tốt hơn, tối ưu Internal link nhiều hơn có nghĩa là cần nó nhiều bài viết liên quan trỏ link đến bài viết này.

    Các thắc mắc liên quan đến Sitelink

    1. Có thể kiểm soát được sự xuất hiện sitelink không?

    Bạn hoàn toàn có thể hoặc muốn cho tiêu đề bài viết nào xuất hiện trong sitelink điều được, bạn có thể điều hướng người dùng nhấp chuột nhiều hơn để đọc bài viết đó bằng cách cho nó lên trên menu là cách tiện nhất

    2. Có xóa được 1 sitelink đã xuất hiện không?

    Bằng cách giảm hạng bài viết, trang đó trên Google Webmaster tool bạn sẽ loại bỏ nó ra kết quả xuất hiện của sitelink hoặc là gỡ link bài viết/trang đó khỏi menu cho người dùng ít nhấp chuột thì một thời gian sau thường nó sẽ mất.

    3. Sitelink có thay đổi theo thời gian không?

    Theo thời gian thì sitelink sẽ thay đổi theo xu hướng của người dùng, các link được nhấp chuột vào đọc nhiều hơn sẽ xuất hiện để thay thế.

    4. Subdomain có xuất hiện Sitelink không?

    Có. Subdomain vẫn giống như Domain là vẫn xuất hiện sitelink như bình thường.

    Trên đây là những chia sẻ ngắn dựa trên kinh nghiệm riêng của cá nhân
    Chúc các bạn thành công!
    MD-StoTop