Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến Thức Thông Dụng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến Thức Thông Dụng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Làm Gì Khi Bị Cảnh Sát Giao Thông Dừng Xe













Sau đây là cẩm nang kinh nghiệm giúp các bạn khi đang lưu thông trên đường mà bị CSGT dừng xe để các bạn nắm rõ quyền hạn của mình cũng như quy trình phạt của CSGT.

Bước 1: Dừng xe an toàn


Bình tĩnh, giảm tốc độ và quan sát các bên xe để tạt vào vị trí an toàn nhất.
Lưu ý chỉ dẫn của CSGT nhưng phải đảm bảo an toàn nhất cho bạn và những người đang lưu thông.
Bật đèn dừng khẩn cấp với xe ôtô (hazard light).

Bước 2: Kiểm tra

Kiểm tra nhanh 2 thứ trên người CSGT – thẻ xanh và đồng phục.
Chỉ có CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền thực hiện điều lệnh dừng phương tiện đang lưu thông*1.
Đồng phục phải đúng chuẩn của CSGT.
Không nên tiếp tục làm việc nếu thấy 1 hay tất cả các trường hợp sau:
Nếu CSGT không có biển tên, thẻ xanh hoặc mặc đồng phục giả -> đây có thể là CSGT giả (để đề phòng bị cưới, hãy chuẩn bị những biện pháp phòng vệ trước);
Quan sát xung quanh xem có bao nhiêu CSGT, nếu chỉ có 1 thì đây là CSGT đi ăn mảnh phi pháp*2.
Nếu CSGT có mùi cồn hoặc biểu hiện say xỉn.
Nếu gặp bất kì trường hợp nào trên, hãy gọi cho CS 113 hoặc ĐDN Cục CSGT ĐB-ĐS để phản ánh: Hà Nội: 069.42608 – 04.39423011+ Đại diện phía Nam: 069.36233

Bước 3: Chào hỏi

Trước khi tiến hành kiểm soát đối với người vi phạm, CSGT phải thực hiện động tác chào theo điều lệnh Công an nhân dân và phải có thái độ kính trọng, đúng mực, lễ phép và tận tuỵ*3.
Bạn chào CSGT bằng đầy đủ tên họ, cấp bậc (nếu biết) – điều này giúp thể hiện sự hiểu biết của bạn, tạo sự uy quyền và thầm nhắc nhở CSGT phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Nếu CSGT chưa chào đúng, bạn có thể bắt chào lại khi nào được mới làm việc.

Bước 4: Làm việc

CSGT chỉ được dừng xe kiểm tra trong các trường hợp sau*4:
Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông;
Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGTĐB-ĐS hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
Có lệnh bằng văn bản của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Nếu là trường hợp 1, CSGT luôn phải thông báo cho bạn biết lỗi vi phạm trước khi yêu cầu kiểm tra giấy tờ hoặc xét phạt bạn!
CSGT có nghĩa vụ phải chứng minh được bạn đã vi phạm luật giao thông và đồng thời bạn cũng có quyền chứng minh mình không vi phạm lỗi đó*5.
Với bất kì lỗi nào, bạn cũng nên yêu cầu cho xem bằng chứng ví dụ hình ảnh trong camera bắn tốc độ ..v…v..
Nếu là các trường hợp còn lại, thì yêu cầu CSGT xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra.

Bước 5: Xử phạt

Có 2 loại xử phạt: tại chỗ hoặc lập biên bản chờ quyết định phạt*6.
Tại chỗ: áp dụng cho các lỗi có mức phạt dưới 250,000VND. CSGT sẽ lập quyết định xử phạt hành chính theo mẫu.
Lập biên bản: Các trường hợp khác, CSGT sẽ lập biên bản và bạn sẽ chờ quyết định phạt gửi về nhà trong 7 ngày và nộp phạt tại Kho Bạc Nhà Nước. Trong biên bản có mục “Ý kiến người vi phạmphạm”, nếu bạn cảm thấy không đồng ý với lỗi vi phạm, hãy ghi vào mục này!
Lưu ý:
Mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự…)
Phần ghi lỗi vi phạm, yêu cầu CSGT ghi đúng lỗi vi phạm của mình.
Để CSGT ký xong, chúng ta xem kỹ lại lần nữa rồi mới ký.

Chúc các bạn lưu thông an toàn!
EZLaw

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Phân loại các cấp bậc để đạt được mục tiêu

Có 3 nhóm lĩnh vực để đạt được mục tiêu. Điều này được phát minh bởi các nhà tâm lí học (Bloom, Krathwohl ở Mỹ và Dave ở Anh) đã từng chỉ rõ ba lĩnh vực khác nhau, bao trùm mọi phạm trù đạt thành tích.
cấp bậc để đạt được mục tiêu
Phân loại các cấp bậc để đạt được mục tiêu
Điều này giải thích cho việc tại sao học giỏi chưa chắc đã thành công ngoài xã hội và ngược lại. Bao gồm
  1. Lĩnh vực nhận thức (cognitive domain) ở đó các mục đích học tập liên quan đến kiến thức.
  2. Lĩnh vực cảm xúc (affective domain) ở đó các mục đích học tập liên quan đến hứng thú, các thái độ và giá trị.
  3. Lĩnh vực tâm vận (psychomotor domain) ở đó các mục đích học tập liên quan đến các kĩ năng thực hành.

Bloom cùng các tác giả khác đã đưa ra một hệ thống phân loại các mục đích dựa trên ba lĩnh vực kể trên. Mỗi lĩnh vực phân chia thành 5 hoặc 6 mức độ xếp theo thứ tự đơn giản đến phức tạp.

Lĩnh vực nhận thức (tư duy) liên quan đến các mục đích về kiến thức và các kĩ năng trí tuệ, bao gồm 6 mức độ sau đây:

01. Nhận thức

  1. Nhớ (knowledge): Được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.
  2. Thông hiểu (comprehension): Được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật.
  3. Vận dụng (application): Được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học tập trong lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên đây.
  4. Phân tích (analysis): Được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích môí quan hệ giữa các bộ phận, và nhận biết được các nguyên lý tổ chức được bao hàm. Kết quả học tập ở đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vì nó đòi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.
  5. Tổng hợp (synthesis): Được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án nghiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.
  6. Đánh giá (evaluation): Được định nghĩa là khả năng xác định giá trị của tài liệu (tuyên bố, tiểu thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp bậc nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác.
Người ta đã cố gắng phân chia mỗi mức độ kể trên thành hai ba thang bậc chi tiết hơn và cho đến nay riêng trong lĩnh vực nhận thức ở trình độ đại học có đến 15 thang bậc.

02. Cảm xúc

Lĩnh vực cảm xúc liên quan đến các mục đích thuộc về hứng thú, các thái độ và giá trị, bao gồm 5 mức độ sau đây:
  1. Tiếp thu (receiving): Nhạy cảm với một sự động viên khuyến khích nào đó và có một sự tự nguyện tiếp thu hoặc chú tâm vào đó.
  2. Đáp ứng (responding): Lôi cuốn vào một chủ đề hoặc hoạt động hoặc sự kiện để mở rộng việc tìm tòi nó, làm việc với nó và tham gia vào đó.
  3. Hình thành giá trị (valuing): Cam kết tiến tới một sự vững tin vào các mục tiêu, tư tưởng và niềm tin nào đó.
  4. Tổ chức (organisation): Tổ chức các giá trị thành một hệ thống, có sự nhận thức hoặc sự xác đáng và các mối quan hệ của các giá trị phù hợp, và xây dựng nên các giá trị cá nhân nổi bật.
  5. Đặc trưng hoá bởi một tập hợp giá trị (characterization by a value complex): Tích hợp các niềm tin, tư tưởng và thái độ thành một triết lí tổng thể hoặc tầm nhìn rộng như thế giới quan.
Người ta đã cố gắng phân chia mỗi mức độ kể trên thành hai ba thang bậc chi tiết hơn, và cho đến nay riêng trong lĩnh vực cảm xúc có đến 13 thang bậc.

03. Tâm vận

Lĩnh vực tâm vận liên quan đến các kĩ năng thao tác chân tay dùng đến cơ bắp hoặc những sự đáp ứng vận động hoặc đòi hỏi có sự phối hợp giữa cơ bắp và hệ thần kinh, bao gồm 5 mức độ sau đây:
  1. Bắt chước (imitation): Làm theo một hành động đã được quan sát nhưng thiếu sự phối hợp giữa cơ bắp và hệ thần kinh.
  2. Thao tác (manipulation): Làm theo một hành động đã được quan sát thường theo sự chỉ dẫn, thể hiện một số sự phối hợp giữa cơ bắp và hệ thần kinh.
  3. Làm chuẩn xác (precison): Thực hiện một hành động thể lực với sự chuẩn xác, cân đối và chính xác.
  4. Liên kết (articulation): Thực hiện thành thạo một hành động thể lực có sự phối hợp của một loạt các hành động khác.
  5. Tự nhiên hoá (naturalization): Biến một hành động thể lực thành công việc thường làm để mở rộng nó ra và làm cho nó trở thành một sự đáp ứng tự động, không gò bó và cuối cùng thành một sự đáp ứng thuộc về tiềm thức hay bản năng.
Hiện nay chưa tìm thấy một tài liệu phân chia tỉ mỉ các mức độ tâm vận thành các thang bậc tỉ mỉ hơn như ở hai lĩnh vực nhận thức và cảm xúc, có lẽ đó là vấn đề đang được nghiên cứu.

Bảng phân loại

Người ta lập nên một bảng sau đây về các mức độ và phạm vi bao quát của các lĩnh vực: Theo chiều dọc là mức độ đạt thành tích, càng lên trên thì mức độ càng cao; theo chiều ngang là phạm vi bao quát của các lĩnh vực, càng sang phải thì càng đầy đủ và hoàn thiện:
PHÂN LOẠI CÁC MỤC ĐÍCH
Nhận thứcCảm xúcTâm vận
Đánh giáTập hợp giá trịTự nhiên hóa
Tổng hợp
Phân tíchTổ chứcLiên kết
Vận dụngHình thành giá trịLàm chuẩn xác
Thông hiểuĐáp ứngThao tác
Kiến thứcTiếp thuBắt chước
Tham khảo Wikipedia

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Nên làm gì khi rảnh

Có một câu nói rất hay mà tôi muốn chia sẻ lại với bạn
"Không quan trọng là khi bận chúng ta làm gì mà là khi rãnh chúng ta sẽ làm gì?". Nếu hiểu câu nói này một khía cạnh nào đó bạn sẽ làm đầy ấp những điều thú vị và không bị vùi trong khoảng thời gian chết.
Do vậy có những điều trong cuộc sống lẽ ra bạn phải trả lời được "Khi rảnh bạn sẽ làm gì"?


1. Đi đến một nơi làm bạn thư giãn hoặc làm bạn thích thú

Có lẽ trên đất nước Việt Nam có rất nhiều nơi mà bạn chưa đến. Không nói đâu xa có thể rằng nơi bạn đã sống ở đó hơn 10 năm mà bạn còn chưa biết hết.
Hãy thử đi đến những chỗ mà bạn chưa đến, bạn không cần phải đi xa đâu

2. Nghe một bản nhạc làm bạn thích thú

Giai điệu âm nhạc sẽ kích thích thính giác, làm thay đổi nhịp thở, máu đang lưu thông. Cho nên đây cũng là một cách bạn có thể làm khi rảnh. Tuy nhiên đừng nghe quá 30 phút nhé

http://www.toilaquantri.com/p/thu-gian.html

3. Nghiền ngẫm một cuốn sách tưởng chừng đã đọc

Bạn có một đống sách và có đến 79% bạn chưa đọc quá 1/2 cuốn sách. Có lẽ bạn làm cuộc sống bạn bận rộn đến nỗi không có thời gian đọc từng trang sách một cách nghiền ngẫm.
Hãy tập đọc sách, đọc hết 1 cuộc sách là cách duy nhất khiến bạn hứng thú để đọc quyển sách thứ 2 vì có lẽ những giá trị trong sách bạn sẽ khó học hỏi được ở bất cứ đâu

4. Xem những điều mới mẻ, cảnh đẹp trên thế giới thông qua những đoạn Youtube

Nếu chỉ biết về Việt Nam có lẽ bạn sẽ tưởng tượng thế giới nhỏ bé, chúng ta phải nhìn được ra thế giới từ đó tư tưởng của bạn sẽ lớn. Nếu không đủ điều kiện đi khắp nơi trên thế giới thì hãy xem đó qua các đoạn video, những địa điểm nổi bật trên thế giới và dấu ấn của một phần văn hóa

5. Ăn những món ăn mới mà bạn chưa từng ăn

Có 2 thứ mà con người luôn để mắt đến là Sự nguy hiểm và thứ 2 là thức ăn. Nếu tính bình thường chúng ta là con người vẫn ăn uống để sống và hãy để sự ăn uống của bạn như là một phần cuộc sống để làm cho nó phong phú hấp dẫn.
Ăn những món bạn chưa từng ăn, tìm hiểu ẩm thực các vùng miền khác nhau thực sự đó là một điều thú vị

6. Gọi điện thoại hoặc Gặp một người mà bạn muốn gặp nhất

Có lẽ việc này lại rất quan trọng. Hãy nhấc máy và gọi cho một người có thể là bạn bè, người quan trọng người thân của bạn và đến gặp mặt họ trong một buổi gặp quan trọng

7. Xem các tin tức về xã hội trong nước và thế giới

Kiến thức xung quanh sẽ giúp bạn hiểu biết rộng về xã hội, vốn sống mà từ đó sẽ sâu hơn. Quan tâm hơn với những gì diễn ra xung quanh và thế giới vì chúng ta đang sống trong 1 cộng đồng con người

8. Tĩnh lặng, thư giãn và tập hít thở thật sâu

Hít thở là sự trao đổi chất với môi trường, có lẽ vì vậy mà bạn cần hít thở sâu hơn nó sẽ tăng cường oxy lên nào mà sẽ làm tin thần bạn phấn chấn hơn

Chúc bạn thành công!

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Những sai lầm về học hành khi còn là sinh viên

Sai lầm chung mà hầu như tất cả sinh viên đều gặp phải, đại học là một con đường ngắn nhất dẫn đến thành công???.
Chúng ta cùng bàn luận nhé!!

Những sai lầm về học hành khi còn là sinh viên
Những sai lầm về học hành khi còn là sinh viên

Sai lầm 1. Không hiểu đúng về việc học. Không biết học để làm gì?

Đứng ở góc độ việc học chúng ta lại có rất nhiều cấp độ từ  học để tìm hiểu, học để biết, học để áp dụng cho đến học để làm việc...

Do đó bạn cần xác định là bạn đại học để làm gì?
Học đại học là học các kỹ năng nghề nghiệp để hành nghề khi ra trường. 
Khác ở cấp bậc học khác, đại học học rất nhiều lý thuyết từ nông đến chuyên sâu. Đây gọi là kiến thức nền, một tòa nhà muốn xây cao được phải cần xây cái nền móng vững chắc và thường nền móng chúng ta sẽ không thấy được nhưng đó là cốt lõi để xây nhà được cao.

Lời khuyên cho các bạn là chúng ta không phải học để đạt điểm cao là vì điểm cao không tạo ra tiền cho bạn, mà nguời ta chỉ trả tiền cho bạn khi bạn làm được việc cho người ta, những gì làm được.

Ở đại học chúng ta cần học để vận dụng, học để làm,,, không chỉ để làm mà còn học để làm được, làm nhanh và làm tốt nhất có thể để áp dụng cho công việc sau này khi ra trường.
Bạn biết đấy ngta không cần biết bạn học được gì? Họ chỉ biết bạn làm được gì trong những cái đã học được.
Cho nên điều đầu tiên bạn cần xác định bạn muốn làm gì? Lĩnh vực gì, vị trí gì? Sau đó bạn mới có chiến lược học theo những cái đã chọn.

Sai lầm 2. Chưa giải quyết bài toán cho doanh nghiệp mà cứ khư khư ôm sách vở.

Nhiều bạn sinh viên rỉ tai với nhau rằng học đi rồi đi làm nó khác nhau hoàn toàn?. Thực sự rất chính xác vì nó khác nên các bạn không học, nên từ đó các bạn đi học cũng giống như người không đi học.
Việc học giỏi ở trường đang giải quyết bài toán điểm số. Tuy nhiên bài toán bên ngoài doanh nghiệp bạn cần phải giải quyết vì
Bài toán ở trường sẽ tạo ra điểm số, còn bài toán của công việc ở doanh nghiệp sẽ tạo ra tiền.
Giá như mỗi môn đạt điểm giỏi bạn được 1 triệu đồng thì có lẽ bạn là người học giỏi nhất trường? Hãy nghĩ đi có đúng không nào?.
Nếu có thật tôi tin chắc rằng bạn sẽ không giống như bây giờ đâu mà đang là người cặm cụi đọc sách, nghiên cứu hằng ngày rồi.

Vậy cốt lõi ở đây học giỏi sẽ tạo ra tiền, nhưng tiền ở tương lai chứ không phải ở hiện tại nên nhiều bạn đang chán nản khi học mà không nhìn ra cái xa hơn của việc học.

Nhưng chính từ việc học rèn luyện trao dồi kỹ năng sẽ tạo ra tiền khi bạn đi làm sau này, nếu không có kỹ năng gì cả thì giá trị của bạn cũng không có gì cả và tiền cũng không có gì cả.

Cho nên những gì bạn học là những kiến thức sẽ áp dụng được ngoài thực tế, ngoài doanh nghiệp để tạo ra tiền cho bạn, nhớ nhé!.  Thứ gì ko dùng được thì thứ đó gọi là vô dụng cả những gì bạn đã học cũng thế.
Học là cách tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề cho cty / xã hội hoặc cho những người có thể trả tiền cho bạn.
Nếu bạn đang học kế toán và ra trường, một cty tuyển dụng bạn sẽ vị trí kế toán. Rõ ràng cty đang thiếu nhân lực, nguồn lực và nhiều vấn đề khác ở vị trí này cần bạn vào để giải quyết cho họ. Họ tuyển bạn chỉ để bạn giải quyết vấn đề đó.

Sai lầm 3. Chưa hiểu giá trị của việc học là để làm

Việc học xong chương trình đại học 4 năm quả là một thời gian khá dài bạn đã tốn biết bao nhiêu thời gian, công sức và tiền bạc mới học xong. Nhưng không mai là tiền không đến từ những gì bạn học được.
Khi chúng ta đang học cái ngành gì đó là chúng ta đang học một cái nghề gì đó. Việc học xong một chương trình đại học cũng xác định là bạn đã hoàn thành xong một chương trình học ở đại học và để học chương trình đó chúng ta phải trả tiền là chuyện tất nhiên.

Tiền thì ai cũng bỏ ra để học nhưng làm được việc ngoài xã hội, làm được việc ở cty hay không thì không phải ai cũng làm được. Lúc này cũng là lúc tiền được tạo ra.

Người ta chỉ trả tiền cho bạn khi bạn làm được việc gì cho người khác mà thôi, suy cho cùng bằng cấp ở Việt Nam vẫn còn đang xem trọng nhưng dần dần sẽ được thay thế bằng tư duy khác.

Tuy nhiên nếu bạn làm không được việc, làm sai lên sai xuống thì vài tháng tới bạn cũng bị đuổi cổ ra khỏi cty mà thôi cho dù bạn có cầm bằng giỏi trong tay. Nó được xem là tấm vé thông hành qua cửa hải quan để xác định bạn đã được kiểm định là có học hành có kiến thức nền rồi mà thôi, tuy nhiên làm được việc gì thì còn chưa biết?, nếu không làm được gì thì cũng googe bye.

Rất nhiều cty tuyển nhân viên về để làm việc "Ngay lập tức" nên đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm sẳn có thực chiến để chiến đấu luôn, còn chuyện bạn mới ra trường không có kinh nghiệm họ hiểu cho bạn, nhưng đó không phải là điều họ quan tâm lúc này.
Thế bạn nghĩ sao bằng tôi có 2 năm kinh nghiệm trong khi tôi cũng vừa ra trường? Đều đó tùy thuộc vào bạn và bạn nên làm gì đó chứ đừng đổ lỗi cho cty tạo nên tình trạng thất nghiệp, làm sai ngành

Giống như một sản phẩm tốt (làm được việc) cần có thêm Tem kiểm định chất lượng tốt (bằng cấp) thì sẽ tạo sự an tâm tin tưởng của người tiêu dùng.

Sai lầm 4. Không nghĩ học là đầu tư để tạo ra doanh thu khổng lồ

Đã bao giờ bạn nghĩ đi học là đầu tư chưa? Ngay bây giờ bạn hãy nghĩ đó là đầu tư, đầu tư cho bạn, cho cuộc đời bạn cho tương lai bạn. Đầu tư cho việc học là  đầu tư cho khiếc thức, đầu tư cho  cái đầu của bạn vì nó là cái thứ điều khiển cơ thể, tay chân để gặt hái ra tiền cho bạn. Chắc chắn là thế.

Khi càng đầu tư nhiều thì số tiền mà bạn làm ra càng nhiều kéo theo như thế và đừng bao giờ nghĩ đến chuyện lỗ lã gì vì hầu hết mọi người đang đầu tư phung phí trong dự án đầu tư cuộc đời của mình cực kì dài hạn.

Đầu tư thì chắc chắn sẽ có lời hoặc lỗ, nên vậy hãy biết chắc đầu tư cho chính bộ não của mình nhé
(Bỏ tiền học nhưng không ra gì cả, không tới chốn là đầu tư thất bại.)

Sai lầm 5. Làm mọi việc mà vô cảm.

Khi bạn đã hiểu hết các ý ở trên rồi mà bạn không làm tốt được là do bạn thiếu yếu tố này "Cảm xúc". Đây là bí mật

Áp dụng cho bạn như thế nào? Nếu bạn muốn học giỏi môn học nào đó trước tiên bạn phải tưởng tượng kết quả môn học đó của bạn tròn điểm 10đ trò trĩnh. Cảm xúc hạnh phúc tự hào ngập tràn đúng không?

Hãy tưởng tượng cảnh mà bạn bè ngồi khắp nơi trong lớp học nhìn vào bạn khi thầy công bố bạn là người 10 điểm duy nhất, họ nhìn bạn ánh mắt ngưỡng mộ, trầm trồ, trìu mến thì cảm xúc bạn thế nào? Bạn có thích cảm xúc lúc đó không khi một cô bé rất xinh đẹp dễ thương nhất lớp bước đến để được làm quen với bạn. Bạn có thích cảm xúc lúc đó đúng không nào?

Điều này sẽ giúp bạn trả lời được tại sao bạn muốn học giỏi môn này là khi bạn có nhiều cảm xúc về nó. Khi một cô bé thích họcVăn, cô bé sẽ thích học những thứ liên quan đến văn vì cô ấy có nhiều cảm xúc cho môn học đó, trong khi bạn cảm thấy không hứng thú chán ngắt.

Cho nên yếu tố cảm xúc quyết định 90% bạn có làm dc hay không?

Hãy thử nghĩ lúc bạn nhận được tháng lương đầu tiên của bạn là 10 triệu đồng khi bạn mới đặt chân đi làm, trong khi bạn bè có đứa có việc có đứa không, lương 3 cọc 3 đồng? bạn sẽ thấy cảm xúc nhập tràn cho những nổ lực hiện tại của bạn chứ, nó xứng đáng đúng không?

Bạn nhớ đến bố mẹ người thân đã quan tâm nuôi nấn bạn cho đến bây giờ hơn 20 năm vất cả, khi mà đến lúc này bạn có thể đi làm kiếm tiền để nuôi sống bản thân, chứ không phải để bố mẹ tiếp tục lo nữa bố mẹ bạn đã già hơn rồi đấy...

Hay đây là lần đầu bạn mang hết tháng lương đầu tiên của mình kiếm được mang về và cho ba mẹ và nói câu "cho mẹ đó", bạn hãy quan sát nét mặt mà bố mẹ bạn nhìn bạn với ánh mắt rưng rưng nước mắt. Con tôi đã lớn rồi có phải rất hạnh phúc đúng không nào. Hãy hạnh phúc hơn nữa ở hiện tại bạn nhé, hãy làm những việc trước đây bạn chưa từng làm nó bao giờ.

Đó là những gì tôi muốn nói nói với bạn khi bạn còn là sinh viên vì tôi đã qua thời này rồi.
Và đây là tất cả những điều tôi hầu như chưa làm được nên tôi phải cố gắng tiếp tục cho tương lai tôi mong muốn.

Tương lai đang phản ánh những việc bạn làm hiện tại. Nếu bạn muốn tương lai của bạn huy hoàng thì hãy làm cho hiện tại của bạn huy hoàng như thế.








Theo: Toilaquantri.com

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Các phương án xử lý khi bị CSGT dừng xe

Kinh nghiệm khi đang lưu thông trên đường, khi bị CSGT thực hiện hiệu lệnh dừng xe của CSGT:
Mùa tết 2017 sắp đến hãy tìm hiểu trước về luật Giao thông để tránh khỏi các tình hướng bắt chẹt, bị ép sai phạm nhưng không biết

Khi có tín hiệu dừng xe của CSGT hãy giảm tốc độ từ từ và dừng xe tại nơi an toàn đúng quy định hoặc đúng chỉ dẫn của CSGT. Đối với ôtô thì bật tín hiệu khẩn cấp.
CSGT dừng xe đối với chủ phương tiện

Điều kiện dừng xe đối với CSGT

CSGT dừng xe bạn phải có đẩy đủ biển tên và thẻ xanh mới có quyền dừng xe và làm việc với bạn (theo Thông tư số 45/2012/TT-BCA). CSGT không có thẻ xanh thì không được quyền tạm dừng phương tiện họ có nhiệm vụ khác hoặc hỗ trợ CSGT khác nên khi thấy người dừng phương tiện giao thông bạn mà không có thẻ xanh thì bạn có thể "chém gió" được rồi đấy.

Mẫu thẻ tuần tra của CSGT có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, thường được gọi là “thẻ xanh”.
Thông tư 65/2012/TT-BCA cũng quy định, điều kiện tham gia tuần tra giao thông của CSGT là đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an. Thêm vào đó, Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 12/9/2012) quy định trách nhiệm của cán bộ trong quản lý, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận như sau:
- Phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và xuất trình khi có yêu cầu;
- Phải đeo biển hiệu khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Biển hiệu  được đeo chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên trái (đối với cán bộ là nam), chính giữa ngực bên trái và ngang bằng cúc áo thứ nhất từ trên xuống (đối với cán bộ là nữ) và có giá trị thay thế số hiệu công an nhân dân.

Tuy nhiên, CSGT không phải là lực lượng duy nhất có quyền dừng phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ

Theo thông tư số 65/2012/TT-BCA tổ CSGT tối thiểu 2 người nếu phát hiện chỉ có 1 CSGT thì ta gọi là "bồ câu đi lạc" đi ăn riêng. 

Khi gặp 1 trong 2 trường hợp trên chúng ta cần phải nhớ tên và biển kiểm soát hoặc chụp lại được, địa điểm và thời gian phản ảnh, tố cáo, kiếu nại CS 113 hoặc ĐDN Cục CSGT ĐB-ĐS để phản ánh:

+ Hà Nội: 069.42608 - 04.39423011
+ Đại diện phía Nam: 069.36233
+ Trường hợp mà bạn không rõ luật giao thông. Hãy gọi về tổng đài trực tuyến 1900.6190 -1900.6212 để được tư vấn pháp luật giao thông

Chào người khiển phương tiện giao thông trước khi tiến hành làm việc

- Khi CSGT yêu các bác dừng xe thì việc đầu tiên phải chào bạn theo điều lệ của nghành. Nếu không chào bạn thì bạn có thể làm khó bằng các giả vờ nghe CSGT nói cho đã tai sau đó bạn hãy hỏi (có 2 cách hỏi). Anh đã chào tôi theo đúng điều lệ ngành chưa? hoặc Ai làm việc với tôi?. Lúc đó bạn phải yêu cầu chính người dừng phương tiện của bạn làm việc với bạn (không làm việc với người khác) và phải bắt họ chào bạn. 
Và mọi câu nói lúc trước khi chào bạn giả vờ không nghe gì mà bắt họ nói lại từ đầu - cho nó sợ vì lúc đó họ chưa làm việc với bạn. 
Nếu người dừng phương tiện bạn là CSGT A mà lúc làm việc lại là CSGT B thì bạn phải yêu cầu anh A làm việc với "tôi" nên dùng từ tôi nếu cảm thấy nhỏ tuổi hơn hoặc bằng. Hoặc lớn hơn thì xưng anh cho oai và họ sẽ nể mình 1 phần do tuổi tác và kinh nghiệm sống.

Nói thêm nếu 1 chốt giao thông thì thường anh A, B chịu trách nhiệm dừng phương tiện. Còn anh C, D có nhiều kinh nghiệm nhào vô "mần thịt" thì bạn phải lôi cái anh dừng bạn lại ra làm việc ( thương non kinh nghiệm, mà hễ bị yêu cầu lôi đầu ra làm việc họ thường có tâm lí e sợ )

.......và sẽ xảy các trường hợp sau:

1. Trường hợp CSGT đưa ra lỗi mà bạn không cấp nhận

Các lỗi thường gặp như như đè vạch, vượt phải, vượt tại đoạn đường con, vượt đèn đỏ mấy giây, xi-nhan... nếu thực sự không vi phạm (hoặc thích cãi cùn là mình không vi phạm, mặc dù vi phạm thật - không ủng hộ) thì kiên quyết (hoặc già mồm cãi) bảo vệ quan điểm đúng của mình.
CSGT cố tình ép chúng ta nhận lỗi thì chúng ta phải yêu cầu CSGT cho xemxem bằng chứng xác thực, bằng hình ảnh hoặc bằng cách nào đó - đó là việc của CSGT mà mình phải tâm phục khẩu phục.
Điều 3 (Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính), Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định:

2. CSGT yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ xe. Không nêu ra lỗi

Luật sư Triệu Trung Dũng, Trưởng Văn phòng Luật sư Triệu Dũng và cộng sự (Đoàn luật sư Hà Nội)
Theo điều 14 chương V thông tư 65/2012/TT-BCA lực lượng cảnh sát giao thông phải phát hiện được hành vi vi phạm của người tham gia giao thông thì mới có quyền dừng xe.
Khi đã dừng xe vào, thì phải chào và phải thông báo rõ lỗi cho người vi phạm, rồi mới yêu cầu cho xem giấy tờ.
Còn nếu không thực hiện đúng như vậy thì nhất quyết không được đưa giấy tờ xe cho CSGT.
Nội dung điều 14, chương V của Thông tư 65/2012/TT- BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ quy định về các trường hợp được dừng phương tiện như sau:

Trường hợp 1: CSGT chặn xe bạn nhưng không đưa ra lỗi quy phạm mà đòi kiểm tra hành chính thông thương yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ. (Nếu CSGT nói là kiểm tra hành chính, nghĩa là CSGT thực hiện việc dừng xe trong các trường hợp theo Mục b), c), d), Khoản 1, Điều 14 của TT 65 thì yêu cầu CSGT xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra.)

Căn cứ: Thông tư 27 của BCA về Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ (số 27/2009/TT-BCA(C11))
Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

- Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

- Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.

- Có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.


- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Giải pháp: Nếu CSGT không đưa ra bằng chứng hoặc không chứng minh được bạn có lỗi, cũng như không xuất trình được bất cứ cứ văn bản quyết định nào thuộc 1 trong 3 cái gạch đầu dòng in đậm giữa, thì bạn không có nghĩa vụ xuất trình giấy tờCSGT không đủ điều kiện để kiểm tra hành chính bạn. (đây là theo nghị định chứ không phải chóng đối người thi hành công vụ)

Trường hợp 2: CSGT chặn xe bạn vì lỗi vượt quá tốc độ tối đa, trong khi bạn chắc chắn rằng mình không hề vượt quá.

Phản biện:
Căn cứ: Thông tư số 11/2007/TT-BCA (C11) về Hướng dẫn thi hành một số điều của Quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông quy định:
Khi ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trực tiếp thao tác sử dụng hoặc qua các hệ thống ghi, chụp tự động), cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân ra hiệu lệnh dừng đối tượng có vi phạm theo quy định, thông báo lỗi vi phạm; nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được thì phải cho xem, sau đó lập biên bản vi phạm và xem xét ra quyết định xử phạt.
Giải pháp
Lỗi quá tốc độ tối đa cho phép: Hiện nay CSGT kiểm tra bằng máy kiểm tra tốc độ (súng bắn tốc độ), nếu cần yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh. Khi xem hình ảnh chú ý kiểm tra máy kiểm kiểm tra tốc độ còn tem kiểm định có hiệu lực hay không, hình ảnh đó có chứng minh được xe của mình chạy quá tốc độ trong đoạn đường quy định đó hay không...

Ngay cả khi bạn đi vượt quá tốc độ tối đa dưới 5km/h, thì bạn vẫn không bị xử phạt mà chỉ bị nhắc nhở và được đi tiếp. Còn nếu vượt tốc độ tối đa cho phép từ 5-10 km/h thì từ 300-500k (Nghị định 34). Nếu không đưa ra được bằng chứng thì nghĩa là không chứng min được lỗi của bạn và bạn cũng không cần phải đóng phạt và xuất trình giấy tờ gì.

Lỗi bật đèn

Thực tế là Thời gian buộc phải sử dụng đèn là từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau thì các xe đi trên đường bắt buộc phải bật đèn, dù trời đến 7 rưỡi mới tối hay đèn đường rất sáng thì cũng phải bật. 
Ngoài ra trong khu vực đô thị hoặc khi có xe khác đi ngược chiều, người điểu khiển xe – tức là bạn – cũng không được sử dụng đèn chiếu xa mà phải chiếu gần. Phạm một trong các lỗi trên sẽ bị bị phạt hành chính từ 200k – 400k (Theo Nghị định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – 34/2010/NĐ-CP)

Khi gặp CS Cơ Động:

Theo NĐ 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 và NĐ 71/2012/NĐ-CP ngày 19/09/2012 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt:
Tại Khoản 3 Điều 47 về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì các lực lượng như CSTT, CS113, CSCĐ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến TTATGT đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm sau: 
- Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy mà không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe theo quy định.
- Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư.
- Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.
- Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
- Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
- Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông; tụ tập từ 3 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ.
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc kiểm soát giao thông.
- Điều khiển xe trong tình trạng say xỉn.
- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
- Điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.
- Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
- Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.
- Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông... 
Cũng theo Điểm d - Khoản 1 - Điều 11 và Điểm c, Điểm d - Khoản 3 - Điều 10 thì các lực lượng trên không được xử phạt các vi phạm: Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định...
Tuy nhiên, CSCĐ vẫn có quyền kiểm tra hành chính nếu thấy đối tượng có dấu hiệu nghi vấn.

Ngoài các lỗi vi phạm trên - Các lực lượng như Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Trật tự (CS113), Công an Phường không có thẩm quyền xử phạt các lỗi khác.

Như vậy, nếu CSCĐ thổi phạt bạn vì lỗi rẽ không bật đèn tín hiệu là không đúng chức trách, nhiệm vụ quyền hạn. Bạn có quyền khởi kiện dựa vào biên bản đã lập.

3. Trường hợp phạt đúng lỗi

Nếu CSGT đọc lỗi đúng với lỗi chúng ta vi phạm, chúng ta hãy nhận lỗi, xuất trình giấy tờ và chấp thuận việc kiểm soát, xử lý của CSGT theo quy định của pháp luật.

Khi CSGT lập biên bản, trước khi ký chúng ta phải kiểm tra 03 việc và yêu cầu CSGT thực hiện đúng, chính xác:

- Thứ nhất: Mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự…)
- Thứ hai: Phần ghi lỗi vi phạm, yêu cầu CSGT ghi đúng lỗi vi phạm của mình
- Thứ ba: Để CSGT ký xong, chúng ta xem kỹ lại lần nữa rồi mới ký vào biên bản.

Chúng ta hãy nhớ rằng, nguyên tắc làm việc của CSGT là mọi hành động và lời nói phải có căn cứ. Khi làm việc với CSGT hãy bình tĩnh nói nhẹ nhàng, mềm mỏng nhưng dứt khoát, lần lượt người nói, người nghe để đối đáp với CSGT như thế sẽ hiệu quả hơn. Nếu mình vô tình, không cố ý vi phạm những lỗi nhẹ, CSGT có thể chỉ nhắc nhở mà không xử lý hành chính.

Theo điều 17, chương V, thông tư 65/2012/TT-BCA, việc lập biên bản vi phạm chỉ được thực hiện sau khi bạn đã nghe CSGT thông báo cho bạn biết rõ về lỗi vi phạm. Khi lỗi vi phạm mà CSGT đưa ra là đúng thì bạn hãy nhận lỗi. Biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản, một bản giao cho người vi phạm, một bản CSGT giữ lại dùng cho việc ra quyết định xử phạt và lưu hồ sơ. 

Biên bản được ban hành theo đúng mẫu đã quy định, có dấu đỏ, có số thứ tự. Lỗi của bạn sẽ được ghi rất rõ ràng theo điều, khoản mục nào trong luật giao thông đường bộ hay các văn bản hướng dẫn dưới Luật. Sau khi biên bản được lập, bạn cần đối chiếu xem nội dung có đúng với lỗi đã vi phạm hay chưa. Nếu chưa đúng thì bạn có thể yêu cầu CSGT sửa lại và họ sẽ ký tên trước khi đưa cho bạn ký. 

Ngoài ra, nếu bạn có ý kiến gì thì bạn có thể ghi ở mục ý kiến của người vi phạm trước khi bạn ký tên. Sau khi biên bản được lập vì lý do nào đó mà bạn từ chối ký, thì lúc này CSGT sẽ ghi rõ lý do vào biên bản. Nếu như CSGT xử phạt "nhầm" đối với bạn thì có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Mục đ, điều 13 tại Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật số 15/2012/QH13 quy định rất rõ việc này.

Cấp hiệu CSGT

Cấp hiệu CSGT
Cấp hiệu CSGT



Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Tìm hiểu các Học Vị và Học Hàm ở Việt Nam


Ảnh vui - lò ấp tiến sĩ chỉ dịch vụ luyện thành tiến sĩ cũng giống như luyện thi đậu DH

Học vị Thạc Sĩ và Tiến Sĩ

Sau tốt nghiệp đại học, những người có điều kiện tiếp tục phấn đấu công tác và học tập sẽ đạt được các học vị cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ như thạc sĩ, tiến sĩ.
Học vị của VN hiền nay gồm có Thạc sĩ, tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học ( sắp xếp từ thấp đến cao ).
Khi đã tốt nghiệp Đại học và thi đậu đầu vào học thêm khoảng 2,5 năm (gọi là học cao học).
Bảo vệ 1 đề tài sẽ được tốt nghiệp cao học và nhận bằng Thạc sĩ. Lúc này sẽ trở thành Thạc sĩ


Tốt nghiệp Thạc sĩ xong thi nghiên cứu sinh (Gồm thi và bảo vệ đề cương của đề tài sắp làm) nếu đậu sẽ trở thành nghiên cứu sinh, lúc này không học nữa mà chỉ làm đề tài đã bảo vệ đề cương, trong thời gian đó phải có ít nhất 2 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, xong sẽ bảo vệ đề tài cấp cơ sở, đề tài này có 2 phản biện kín (người đọc không biết người viết và ngược lại), sau khi 2 phản biện kín và bảo vệ cơ sở thành công sẽ bảo vệ chính thức, xong sẽ nhận bằng tiến sĩ.

Sau đó nâng cao đề tài đó, làm rộng hơn nữa và bảo vệ thành công theo quy trình trên sẽ thành tiến sĩ khoa học.

Ngày xưa (trước 1998) thì các học vị có tên gọi khác là thạc sĩ, phó tiến sĩ và tiến sĩ
Sau 1998 thì phó Tiến Sĩ >> Tiến SĩTiến Sĩ  >> Tiến Sĩ Khoa Học (còn gọi là Tiến Sĩ cũ) sau 1 văn bản của Thủ tướng chính phủ.

Còn Học hàm là Phó giáo sư và giáo sư.


Khi 1 người có đủ điều kiện
1. Lượng giờ giảng
2. Lượng Nghiên cứu sinh hướng dẫn
3. Lượng sách đã viết
4. Lượng bài báo đã đăng....) có tính điểm đàng hoàng sẽ được giới thiệu ra hội đồng giáo sư nhà nước. Hội đồng sẽ họp, xem xét và bỏ phiếu... nếu bỏ phiếu đủ theo yêu cầu sẽ được phong là phó giáo sư. Sau đó là giáo sư theo quy trình tương tự.

Trước 2002 có thể phong phó giáo sư mà không cần học vị (Cử nhân cũng có phong phó giáo sư). Sau 2002, muốn phong Phó giáo sư phải có bằng tiến sĩ.

Một số chữ viết tắt học vị, học hàm tại Việt Nam từ tiếng Anh


Học vị thạc sĩ khoa học thường được viết tắt là M.Sc hoặc M.S. từ chữ Master of Science.

Học vị tiến sĩ thường được viết tắt là Ph.D; PhD; D.Phil hoặc Dr.Phil từ chữ Doctor of Philosophy.

Học vị tiến sĩ khoa học thường được viết tắt là Sc.D; D.Sc; S.D hoặc Dr.Sc từ chữ Doctor of Science.

Chức danh bác sĩ y khoa thường được viết tắt là M.D. từ chữ Doctor of Medicine; Medical Doctor hoặc Medicinae Doctor.

Học hàm phó giáo sư thường được viết tắt là Assoc. Prof. từ chữ Asscociate Professor; không được viết là A. Prof. vì có thể nhầm lẫn với học hàm trợ lý giáo sư hoặc trợ giáo sư từ chữ Assistant Professor. Trợ lý giáo sư hoặc trợ giáo sư nên viết tắt là Assist. Prof.

Học hàm giáo sư thường được viết tắt là Prof. từ chữ Professor.

Nếu học vị, học hàm gắn liền với ngành chuyên môn nào được đào tạo thì ghi bổ sung thêm vào phần học vị, học hàm.

Hiện nay ngành y tế có thêm chức danh bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa II cũng là những người có chuyên môn cao thực hiện nhiệm vụ thực hành khám chữa bệnh tại bệnh viện hoặc công tác y tế dự phòng. Bác sĩ chuyên khoa I tương đương với học vị thạc sĩ khoa học và bác sĩ chuyên khoa II tương đương với học vị tiến sĩ. Muốn có học vị này thì bác sĩ chuyên khoa I hoặc bác sĩ chuyên khoa II phải được đào tạo bổ sung thêm một số chứng chỉ, thủ tục cần thiết và ngược lại thạc sĩ, tiến sĩ cũng có thể chuyển đổi thành bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa II. Học vị thạc sĩ, tiến sĩ thường phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; còn bác sĩ chuyên khoa I và chuyên khoa II phục vụ công tác thực hành chuyên môn y học. Những người có học hàm giáo sư, phó giáo sư là những người tham gia công tác giảng dạy đại học, sau đại học; kể cả công tác nghiên cứu khoa học ở bậc cao.

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp

Sắp đến ngày 26/03 mùa cắm trại, cho nên những bạn học sinh đang tìm những mẫu cổng trại đẹp để trang hoàng cho lớp mình trại mình. Dưới đây là những mẫu cấm trại đẹp cho các em tham khảo - Tôi Là Quản Trị BLOG
Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp
Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp

Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp
Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp

Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp
Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp

Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp
Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp

Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp
Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp

Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp
Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp

Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp
Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp

Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp

Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp
Những Mẫu Cổng Cắm Trại Đẹp





























MD-StoTop