#Nội Dung Ôn Luyện Và Chương Trình
(Biên soạn Hải Phụng Huỳnh: sdt: 0932913631)
#Chương Trình L12: (4đ)
Khảo sát HS; Mũ & Logarit; Tích Phân; Số Phức; HH Không gian.
#Chương Trình L10+11: (6đ)
Nhị thức Newton-Tổ Hợp-Xác Xuất; Lượng Giác; HH Mặt Phẳng; Phương Trình-Hệ PT-Bất PT; Bất Đẳng Thức.
#Mục tiêu: đến tháng 4-2015:
1. Thống kê đánh dấu lại các dạng và những bài toán hay trong quá trình học, tổng hợp lại xem có bao nhiêu dạng và đã vững những dạng nào.
2. Tự giải được và hiểu các bài toán trong đề thi 4 năm 2011; 2012; 2013; 2014.
3. Có thể giải được các đề thi thử của các trường chuyên trên mạng từ 6đ trở lên
Cấu trúc Đề thi ĐH-Toán 2014: ABD
Câu 1 (2 điểm): Khảo Sát Hàm Số: Học kép với câu 7: Tọa độ trong mặt phẳng. a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.b) Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số:Câu 2 (1 điểm): Lượng Giác 1-Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.Luyện thật vững phần này! Vì có nhiều công thức và dễ nhầm lẫn. Vận dụng thành thạo công thức mới có thể giải quyết được câu này! Câu 3 (1 điểm): Phương Trình:
1-Phương trình.
2-Bất phương trình
3-Hệ phương trình đại số.
Luyện thật vững phần này! Vì có rất nhiều phép biến hóa và rất đa dạng. Dành cho học sinh Khá trở lên
Câu 4 (1 điểm): Tích Phân:
1- Tìm giới hạn.2- Tìm nguyên hàm, tính tích phân.3- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.Học kép với câu 2: Lượng Giác; Vì có nhiều bài toán tích phân là lượng giác vì thế cần học thuộc công thức để khai triển và biến đổi
Câu 5 (1 điểm): H.H Cổ Điển (không có tọa độ)
Hình học không gian (tổng hợp): qhệ song song, qhệ vuông góc của đthẳng, mặt phẳng; diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.1-Bài toán tổng hợp.
Có thể cho bất kì dạng nào dùng để phân loại học sinh giỏi. Đặc biệt là câu Bất Đẳng Thức. Thông thường 90% thí sinh bỏ câu này! Câu 7 (1 điểm): H.H Mặt Phẳng: A(x;y) Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:1- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.2- Đường tròn, elip.3- Viết phương trình đường thẳng.4- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng.Học thật vững phần này! Vì nhiều công thức khó nhớ, dễ nhầm lẫn và làm nền tảng để giải quyết các bài toán liên quan đến Khảo Sát Hàm Số
Câu 8 (1 điểm): Không Gian: B(x;y;z)
Phương pháp tọa độ trong không gian:1- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.2- Đường tròn, Mặt cầu.3- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.Câu 9 (1 điểm):
1- Số phức.2- Tổ hợp, xác suất, thống kê.3- Bất đẳng thức; cực trị của biểu thức đại số. (Hệ phương trình mũ và lôgarit)Lưu ý: Thứ tự câu hỏi có thể được Bộ thay đổi nhưng nội dung cơ bản vẫn theo cấu trúc.
Chúc Các Em Thi Tốt!