Hiển thị các bài đăng có nhãn Sinh Viên Cần Biết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sinh Viên Cần Biết. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Phát triển Nghề nghiệp bản thân sao cho đúng

Xin chào các bạn, mình đã trở lại với 1 bài viết nói về phát triển cá nhân. Bài viết này sẽ rất có ý nghĩa nhất là với các học sinh đang ngồi lớp 12 đấy.

Quay lại dòng lịch sử và tưởng tượng lại là hồi lúc lớp 12 mình đã làm gì nào? ừ thì cũng học đàng hoàng cũng thi đậu đại học đàng hoàng, rồi cũng đi làm đàng hoàng. Nhưng oh shit chẳng thấy quãng thời gian đó chẳng có nghĩa lí gì cả nhỉ?...

Phát triển Nghề nghiệp bản thân sao cho đúng
Phát triển Nghề nghiệp bản thân sao cho đúng

Quay trở lại hiện tại. Trong bài này chúng ta sẽ chia ra 2 trường phái là không học đại học đi làm luôn từ lớp 12 và đi học đại học 4 năm mà hình như mình đã có 2 bài viết nói về vấn đề rồi nhỉ

Xem lại:



OK, nếu bạn xem qua 2 bài trên rồi chúng ta sẽ cùng chia ra 2 trường phái như sau:

So sánh 22 tuổi

Học đại học: Không có kinh nghiệm + tấm bằng đại học + mất 200tr
Không học đại học: 4 năm kinh nghiệm + không bằng đại học + tích lũy được ít nhất 100tr sau 4 năm

Nếu 2 người này cũng đi phỏng vấn và làm việc cùng 1 vị trí của 1 công ty thì ai sẽ được trả lương cao. Câu trả lời này để cho các bạn động não.
Nói vòng vo cho vui vậy thôi chứ theo mình có học hay không học đại học cũng như sau cũng chả quan trọng đâu. Chúng ta cùng đọ với nhau từ khi bắt đầu ở tuổi 22 nhé!

Bài viết này nói về phát triển nghề nghiệp bản thân và bắt đầu từ đây thì nội dung mới liên quan đến tiêu đề bài viết.

Các cách phát triển nghề nghiệp bản thân

Cách 1:

Làm việc tại 1 công ty để tích lũy kinh nghiệm, vốn, mối quan hệ khi đã đủ thì có thể tự xây dựng doanh nghiệp cho riêng mình (có hoặc không)

Cách 2:

Nghĩ ra ý tưởng kinh doanh, kiếm các các anh/em cùng chí hướng làm luôn => Khởi nghiệp luôn

=> Điều quan trọng trong 2 cách này chính là bạn biết thời điểm nào là cần để bước ra xây dựng hệ thông doanh nghiệp cho riêng mình

Sơ đồ định hướng nghề nghiệp

Nói về cách 1: Làm thể nào để được làm việc cho 1 doanh nghiệp theo đúng mong muốn nhỉ? Đó không phải là bạn đi học khóa học A, khóa học B, hay Khóa học C rồi mới đi làm mà hãy tìm hiểu các doanh nghiệp cần tuyển người như thế nào? Bạn đang thiếu kỹ năng kinh nghiệm gì rồi mới quay lại bổ sung.

Nói về Đại học 1 chút, đại học là nói dạy quá nhiều kiến thức mà các doanh nghiệp không cần hoặc họ cần đấy nhưng ở đại học chỉ dạy quá chi là căn bản lại thiếu kinh nghiệm nên chắc chắn là không làm được gì rồi, để làm được thì phải đào tạo lại thì các DN đặt câu hỏi nhà trường bây giờ dạy học cái gì mà sinh viên ra trường không làm được cái gì cả vậy?. Vì vậy mới có tới 500.000 sinh viên ra trường thất nghiệp đấy, 500.000 tức là nửa triệu người.

Nếu đổ lỗi do nhà trường thì cũng không đúngphải đổ lỗi cho nguyên hệ thống giáo dục Việt Nam thì mới Hoàn Toàn Chính Xác được. Nếu do sinh viên đó lười học thì cũng không đúng vì có đến nửa triệu sinh viên ra trường thất nghiệp chứ đâu phải vài người => chúng ta phải thừa nhận là cả hệ thống giáo dục.

Tóm lại: Chúng ta chỉ học những gì doanh nghiệp cần, không học theo những gì nhà trường dạy nếu bạn không muốn nằm trong nửa triệu người đó.
Vậy doanh nghiệp cần gì ở bạn? Bất kì tin tuyển dụng nhân viên nào của công ty cũng có phần miêu tả công việc và kinh nghiệm. Bạn thiếu gì hãy đi học hoặc tìm hiểu để bổ sung kịp thời đừng mài đít 4 năm ở ghế trường ĐH rồi cũng thất nghiệp thôi - nói là vậy cho vui.

Về cách 2 thì không có gì để nói nữa rồi. Bạn đã lập doanh nghiệp riêng và chắc hẳn còn đang khó khăn hãy cố duy trì hoặc hỏi và trao dồi liên tục để doanh nghiệp lớn mạnh nhanh thôi.

Bài viết chỉ có vậy vì có hàng ngàn nghề khác nhau biết nghề này mà nói cho đúng được. Tuy nhiên mình cũng đã có 1 bài cụ thể nói về phát triển nghề nghiệp trong ngành SEO nên bạn có thể xem tiếp tại đây Kế hoạch trở thành SEOer Leader trong 1 năm

Nếu còn vấn đề hay thắc mắc gì khác thì các bạn để lại bình luận bên dưới để cùng trao đổi hoặc cần tư vấn thì liên hệ mình số 0932,913,631.

Nên nhớ Nhà trường ĐH không trả lương, tiền cho bạn, doanh nghiệp và xã hội mới trả tiền cho bạn.
Bạn ở nhà trường ĐH chỉ 4 năm nhưng ở xã hội tới tân 50 năm

Chúc các bạn trẻ sáng suốt
Admin Huỳnh Phụng
Theo: Toilaquantri.com

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Giáo dục và thất nghiệp tại Việt Nam

Khi tôi 23T tôi trăn trở về giáo dục Việt Nam có đang đi đúng hướng. Với dân số gần 90 triệu dân trong nhóm độ tuổi lao động lại có 1.1 triệu người đang thất nghiệp (2016), con số lại cho thấy

Cùng với đó là gần 200.000 cử nhân, thạc sĩ các ngành như: Quản trị kinh doanh, marketing, tin học, chứng khoán, ngân hàng, điện lực… đã dành 4 năm học đại học, 2 năm học lên cao học, tốt nghiệp với vô số bằng cấp khá, giỏi, nhưng hầu hết đều đang thất nghiệp.



Còn theo một thống kê khác lại cho thấy, cứ 10 sinh viên tốt nghiệp ra trường, có tới 6 người thiếu kỹ năng và tiếng Anh. Trong 10 cử nhân, 4 người thiếu kiến thức chuyên môn. Vì vậy, cứ 10 doanh nghiệp tuyển dụng, 6 doanh nghiệp không hài lòng về chất lượng đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học.

Chuyên môn không vững, thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng kiến thức xã hội, giao tiếp không tốt, kém ngoại ngữ dường như chính là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp mà thôi

Do sinh viên hay do Giáo dục Việt Nam


Vậy phải đổ lỗi do cách học không đúng của sinh viên hay giáo dục Việt Nam đang có vấn đề? Tôi cũng từng là học sinh trãi qua 12 năm đèn sách, 4 năm đại học và đúng là Giáo dục không như tôi mong.

Xem thêm →
23 tuổi có biết bao nhiêu điều phải mất đi

Xét cho đến cùng việc học lên các bậc cao đẳng, đại học, thạc sỹ là nhằm giúp cho họ có kiến thức chuyên sâu để đi làm chọn được công việc tốt với thu nhập khá hơn. Học chính là đầu tư tiền + thời gian để đổi lấy kiến thức tạo ra lợi nhuận là thu nhập thông qua công việc sau này. Vậy đa phần sinh viên phải đầu tư lỗ vốn họ có quyền phàn nàn được không? Đã không học thì thôi, học xong rồi mà vẫn hoang mang thì hãy chuẩn bị cho thất bại

Lỗi lớn nhất trong giáo dục là thiếu tính liên kết kiến thức, vừa học xong đã quên tất, hay vừa lên lớp 9 đã quên sạch lớp 8. Cái mà học sinh đang học đó là sự học thuộc lòng kiến thức, nhớ được trong một thời gian nào đó chứ không phải là hiểu, kiến thức quá rời rạc. Đều này giống như quoăn cho họ 1 đống kiến thức ra và kêu họ sắp xếp đi.
Do vậy mà qua thời gian không sử dụng kiến thức sẽ bị đào thải làm họ quên đi, thậm chí không biết áp dụng.

Kiến thức học được phải được sử dụng để đạt được mục tiêu nào đó

Do vậy điều cốt lỗi trong giáo dục chính vẽ bản đồ kiến thức, giúp sinh viên nhận thức họ đang đứng ở đâu trong đó và cần đi đến đâu. Chỉ cần làm cho sinh viên liên hệ được kiến thức với nhau, liên hệ với một ví dụ thực tiễn thì như là một hạt mầm mà người giảng viên gieo cho sinh viên của họ, hạt mầm đó sẽ tự phát triển thành cây lớn. Nhà có thể xây cao lên bao nhiêu phải hỏi nền móng đã xây vững được bấy nhiêu?

Tỷ lệ các bậc đào tạo


Văn hóa truyền thống cho đến tư duy tự lập

Quay lại câu chuyện ở Mỹ đến 18T cha mẹ đã cho con cái ra riêng tự lập, tự phải nuôi sống bản thân mình, họ đã có thể quyết định mọi thứ mà ý kiến của cha mẹ họ có thể tham khảo. Còn ở Việt Nam cha mẹ bảo bọc con cái "con dù lớn vẫn là con của mẹ" vì thế họ không thể thoát khỏi vòng vây an toàn của gia đình để tạo bức phá, bất cứ quyết định gì của họ thì gia đình ảnh hưởng quá lớn.
Những người thành đạt ở Mỹ phất lên ở độ tuổi khá trẻ từ 25T, trong khi đó độ tuổi thành đạt ở Việt Nam chậm hơn nằm khoảng 35T chậm hơn 10 năm. Đó là lối tư duy hay gọi là văn hóa truyền thống.

Xem thêm →
BÍ MẬT QUẢN LÝ TIỀN BẠC CỦA NHỮNG THÀNH CÔNG TRÊN THẾ GIỚI

Nếu có được ý thức 18t họ phải tự lập tự tạo cuộc sống thì độ 13-14T những người Mỹ đã tìm ra hướng đi riêng cho mình, còn ở Việt Nam 13-14T cái độ tuổi còn ăn chưa no, lo chưa tới chưa phải suy nghĩ quá nhiều về tương lai, cha mẹ bắt con cái học hết lớp 12 đi rồi muốn làm gì thì làm...

Nhận thức rõ cuộc đời từ sớm chính là kim chỉ nam cho cuộc sống

Câu chuyện không bằng cấp vẫn thành công.

Có lẽ đúng với nước ngoài còn ở Việt Nam hơi mong manh. Trong các cuộc đàm phán hay thương vụ làm ăn người mỹ ít bao giờ khoe bằng cấp học vị của họ, còn ở Việt Nam họ ưu tiên khoe bằng ThS, TS du học khắp các nước để mang cái chuyên môn, lấy sự uy tín ra để làm ăn. Nạn mua bằng, làm bằng giả hay du học ảo để lấy bằng trong khi thực lực không có và Việt Nam đang quá chú trọng bằng cấp cũng phải vì tôi hiểu ở trình độ nào thì có tư duy đó nên chẳng trách được.

Mang câu chuyện thành công ở nước ngoài về kể ở Việt Nam hay đấy nhưng vô vị

Chính sách của nhà nước

Ở nước ngoài không chỉ có một mình nước mỹ mà tôi chọn một nước cụ thể để so sánh. 18t công dân có thể vay tiền của nhà nước để kinh doanh, để học lên trình độ cao hơn và họ có thể vay tiền để mua nhà mua xe và sẽ trả tiền lại thông % thu nhập sau này của họ. Hay nói cách khác họ gần như có tất cả vật chất, tuy nhiên họ sẽ mang trong mình một khoảng nợ lớn bắt buộc phải trả trong tương lại họ không có lý do để chơi đùa với cuộc sống. Thất nghiệp đối với họ xem như là khủng hoảng của ngày tận thế, họ có thể sẳn sàng tự sát vì thất nghiệp.

Còn thấy nghiệp ở Việt Nam tương đối nhẹ nhàng hơn, thất nghiệp thì về có gia đình nuôi hay đơn giản tìm một công việc nhỏ thì vẫn sống được qua ngày. Tuy nhiên điều khác biệt đó là tư duy phải tăng trưởng phát triển qua từng ngày so với tư duy qua ngày nào hay ngày đó, theo thời gian khoảng cách đó là quá khác biệt



Tư duy cục bộ

Thế giới ngày càng mở hơn, hay còn gọi thế giới phẳng. Do vậy con người cần nắm bắt xu thế phát triển của thế giới, đừng chỉ biết loay hoay trong nhà. Suy nghĩ cần phải chắc hơn, sáng hơn nhìn ra được xu thế phát triển và hướng bản thân để phát triển không ngừng.
Đừng tỏ ra non nớt bạn sẽ gặp rất nhiều thiệt thòi.

Giá trị của bạn tạo ra khi làm tại công ty phải lớn hơn giá trị của công ty trả lương cho bạn

Góc nhìn của tác giả

Là muốn cho thế hệ trẻ của đất nước ở độ tuổi 13-14T (lớp 7-8) phải nhận thức được công việc - đam mê - tiền bạc - cuộc sống để họ nhận thức và phát triển đến độ tuổi 18-22T là vừa. Thay vì từ trước đến giờ học sinh phải học hết 12 (18T) mới bắt đầu nhận thức và lựa chọn ngành nghề, công việc đam mê và tình trạng chọn sai ngành sai đam mê dẫn đến hệ lụy mất thời gian 3-4 năm mới biết mình đã chọn sai đam mê. Đến 22T học đã bị sức ép của cơm, áo, gạo, tiền và không có nhiều lựa chọn cho cuộc sống nữa.
Cần phải biết chính xác mục tiêu của mình trong đời này là gì trước năm 18T

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Có nên học đại học hay không? Góc Sinh Viên

Đây không phải là lần duy nhất mình nói về việc học đại học. Rằng có nên học đại học hay không có rất nhiều luồng ý kiên như:
Học đại học không phải là con đường duy nhất đến với thành công nhưng lại là con đường ngắn nhất.
Học đại học làm tôi phí 5 năm trời
Rất nhiều tỷ phú trên thế giới thậm chí không học đại học.


Có nên học đại học hay không
Có nên học đại học hay không
Vậy tóm lại có cần phải học đại học hay không?

Xem thêm →
Những người không học đại học dễ thành công? Tại sao
Những sai lầm về học hành khi còn là sinh viên
Bí mật thành công của những tỷ phú bỏ học

1. Học đại học chỉ là học nghề

Nghề chính là công việc bạn phải làm để tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân. Vì vậy ít nhất mỗi người phải trang bị cho mình ít nhất một nghề để tự nuôi sống bản thân.

Tôi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh vậy nghề của tôi chính là Quản trị. Với nghề mà tôi đã học được tôi có thể làm bất cứ ngành nào liên quan đến kinh doanh từ bán hàng, dự án đầu tư, tài chính  cho đến xuất nhập khẩu... Vậy câu hỏi tiếp theo là người không học đại học như tôi có làm được nghề này không?. Câu trả lời là có nhưng những cái sâu ở cấp độ con số trong ngành như lập báo cáo tài chính, tính toán số liệu kinh doanh, nghiên cứu khảo sát thị trường thì cần 1 người được đào tạo chuyên môn thực hiện. Đó là sự khác biệt ban đầu.

Tôi đang làm ngành Marketing Online trong ngành này tôi phải làm việc liên quan đến Website, SEO, Lập trình.....vv đây là kiến thức mà có thể tự tìm hiểu và học ở đâu đó và bạn kiếm được 10-20tr/tháng từ ngành này.

Trong khi tôi làm đúng chuyên ngành Quản trị kinh doanh thì thu nhập khoảng chỉ 5-6tr/tháng thì rõ ràng một người học đại học không làm bằng một người không học đại học.

Cốt lỗi ở đây chính là nghề tạo ra thu nhập và bạn đã phát triển nghề nghiệp của bạn đã tối đa hay chưa?. Và nếu sau một thời gian kĩ năng nghề nghiệp tăng lên thu nhập của tôi $2000 thì bài toán đã bị lật lại.

Câu trả lời cuối cùng cho các bạn nếu bạn không học đại học thì tiền của bạn đến từ đâu? Nếu trả lời được bạn sẽ không cần phải học đại học nữa.

2. Không học đại học là một thiệt thòi?

Một người làm kỹ thuật, công nghệ giỏi đôi lúc lại thiếu kiến thức về kinh doanh. Ngược lại người làm kinh tế giỏi lại thiếu kiến thức về kỹ thuật. 

Tóm lại là bạn cần phải có nền mới dựa vào đó mà phát triển tốt, ngành của tôi đang làm không liên quan đến ngành mà tôi đã mất 4 năm học đó là quản trị kinh doanh. Nhưng từ ngành này mà tôi sẽ có tầm nhìn xa hơn trong kinh doanh và kinh tế sâu hơn cũng như tránh khỏi những mánh lừa đảo về kinh tế mà một người không có kiến về kinh tế sẽ có thể gặp phải. Nhìn vào mô hình kinh doanh tôi có thể đoán được dòng tiền của mô hình đó chạy như thế nào.!
Nhưng tôi lại thiếu các kiến thức về kỹ thuật và công nghệ ngược lại những người giỏi về kỹ thuật công nghệ lại thiếu kiến thức về kinh tế và khi tôi muốn lấn sang ngành khác thì khó định hướng do không có nhiều kiến thức nền

3. Hãy giàu và thành công trước khi bạn phủ định

Nếu Bill Gates phát biểu không học đại học tôi vẫn thành công - Đồng ý. 
Nếu bạn nói không học đại học tôi vẫn thành công - Đồng ý nếu như bạn đang là chủ một cty lớn hay một tập đoàn thành công.
Không học đại học tôi vẫn kiếm được nhiều tiền - Đồng ý nếu như bạn kiếm 20-30 100tr/tháng.
Học đại học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công - Vớ vẫn tao có học hành gì đâu vẫn kiếm tháng 20 chai mày học đàng học lương giờ đủ sống chưa?

Cuối cùng họ sẽ phản bác lại bạn. Kết quả chính là yếu tố chứng minh cho câu nói của bạn đúng hay sai.

Còn những điều hơn thế nữa nếu tôi làm việc đúng ngành Quản trị kinh doanh của tôi có lẽ tôi chỉ được 5-6tr/tháng những tôi làm 5-10 năm trong ngành này chuyên môn tôi cao lên tôi có thể làm trưởng phòng, giám đốc khu vực $2000 tức là khả năng thăng tiến trong ngành.
Hơn nữa 1 người đang làm một công việc văn phòng mát mẻ, nhàn rôi. Trong khi một người khác phải làm hừng hực cả ngày để kiếm được 12tr thì chúng ta không thể so sánh về thu nhập được nữa.

Cuối cùng bạn phải căn nhắc về khả năng phát triển nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc và ĐAM MÊ nữa.

Câu trả lời sẽ dành cho riêng bạn. Đừng nghe bất kì ý kiến chủ quan nào cả
Mọi con đường đều dẫn đến Nghề nghiệp và nghề nghiệp sẽ tạo tạo ra thu nhập

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Những sai lầm về học hành khi còn là sinh viên

Sai lầm chung mà hầu như tất cả sinh viên đều gặp phải, đại học là một con đường ngắn nhất dẫn đến thành công???.
Chúng ta cùng bàn luận nhé!!

Những sai lầm về học hành khi còn là sinh viên
Những sai lầm về học hành khi còn là sinh viên

Sai lầm 1. Không hiểu đúng về việc học. Không biết học để làm gì?

Đứng ở góc độ việc học chúng ta lại có rất nhiều cấp độ từ  học để tìm hiểu, học để biết, học để áp dụng cho đến học để làm việc...

Do đó bạn cần xác định là bạn đại học để làm gì?
Học đại học là học các kỹ năng nghề nghiệp để hành nghề khi ra trường. 
Khác ở cấp bậc học khác, đại học học rất nhiều lý thuyết từ nông đến chuyên sâu. Đây gọi là kiến thức nền, một tòa nhà muốn xây cao được phải cần xây cái nền móng vững chắc và thường nền móng chúng ta sẽ không thấy được nhưng đó là cốt lõi để xây nhà được cao.

Lời khuyên cho các bạn là chúng ta không phải học để đạt điểm cao là vì điểm cao không tạo ra tiền cho bạn, mà nguời ta chỉ trả tiền cho bạn khi bạn làm được việc cho người ta, những gì làm được.

Ở đại học chúng ta cần học để vận dụng, học để làm,,, không chỉ để làm mà còn học để làm được, làm nhanh và làm tốt nhất có thể để áp dụng cho công việc sau này khi ra trường.
Bạn biết đấy ngta không cần biết bạn học được gì? Họ chỉ biết bạn làm được gì trong những cái đã học được.
Cho nên điều đầu tiên bạn cần xác định bạn muốn làm gì? Lĩnh vực gì, vị trí gì? Sau đó bạn mới có chiến lược học theo những cái đã chọn.

Sai lầm 2. Chưa giải quyết bài toán cho doanh nghiệp mà cứ khư khư ôm sách vở.

Nhiều bạn sinh viên rỉ tai với nhau rằng học đi rồi đi làm nó khác nhau hoàn toàn?. Thực sự rất chính xác vì nó khác nên các bạn không học, nên từ đó các bạn đi học cũng giống như người không đi học.
Việc học giỏi ở trường đang giải quyết bài toán điểm số. Tuy nhiên bài toán bên ngoài doanh nghiệp bạn cần phải giải quyết vì
Bài toán ở trường sẽ tạo ra điểm số, còn bài toán của công việc ở doanh nghiệp sẽ tạo ra tiền.
Giá như mỗi môn đạt điểm giỏi bạn được 1 triệu đồng thì có lẽ bạn là người học giỏi nhất trường? Hãy nghĩ đi có đúng không nào?.
Nếu có thật tôi tin chắc rằng bạn sẽ không giống như bây giờ đâu mà đang là người cặm cụi đọc sách, nghiên cứu hằng ngày rồi.

Vậy cốt lõi ở đây học giỏi sẽ tạo ra tiền, nhưng tiền ở tương lai chứ không phải ở hiện tại nên nhiều bạn đang chán nản khi học mà không nhìn ra cái xa hơn của việc học.

Nhưng chính từ việc học rèn luyện trao dồi kỹ năng sẽ tạo ra tiền khi bạn đi làm sau này, nếu không có kỹ năng gì cả thì giá trị của bạn cũng không có gì cả và tiền cũng không có gì cả.

Cho nên những gì bạn học là những kiến thức sẽ áp dụng được ngoài thực tế, ngoài doanh nghiệp để tạo ra tiền cho bạn, nhớ nhé!.  Thứ gì ko dùng được thì thứ đó gọi là vô dụng cả những gì bạn đã học cũng thế.
Học là cách tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề cho cty / xã hội hoặc cho những người có thể trả tiền cho bạn.
Nếu bạn đang học kế toán và ra trường, một cty tuyển dụng bạn sẽ vị trí kế toán. Rõ ràng cty đang thiếu nhân lực, nguồn lực và nhiều vấn đề khác ở vị trí này cần bạn vào để giải quyết cho họ. Họ tuyển bạn chỉ để bạn giải quyết vấn đề đó.

Sai lầm 3. Chưa hiểu giá trị của việc học là để làm

Việc học xong chương trình đại học 4 năm quả là một thời gian khá dài bạn đã tốn biết bao nhiêu thời gian, công sức và tiền bạc mới học xong. Nhưng không mai là tiền không đến từ những gì bạn học được.
Khi chúng ta đang học cái ngành gì đó là chúng ta đang học một cái nghề gì đó. Việc học xong một chương trình đại học cũng xác định là bạn đã hoàn thành xong một chương trình học ở đại học và để học chương trình đó chúng ta phải trả tiền là chuyện tất nhiên.

Tiền thì ai cũng bỏ ra để học nhưng làm được việc ngoài xã hội, làm được việc ở cty hay không thì không phải ai cũng làm được. Lúc này cũng là lúc tiền được tạo ra.

Người ta chỉ trả tiền cho bạn khi bạn làm được việc gì cho người khác mà thôi, suy cho cùng bằng cấp ở Việt Nam vẫn còn đang xem trọng nhưng dần dần sẽ được thay thế bằng tư duy khác.

Tuy nhiên nếu bạn làm không được việc, làm sai lên sai xuống thì vài tháng tới bạn cũng bị đuổi cổ ra khỏi cty mà thôi cho dù bạn có cầm bằng giỏi trong tay. Nó được xem là tấm vé thông hành qua cửa hải quan để xác định bạn đã được kiểm định là có học hành có kiến thức nền rồi mà thôi, tuy nhiên làm được việc gì thì còn chưa biết?, nếu không làm được gì thì cũng googe bye.

Rất nhiều cty tuyển nhân viên về để làm việc "Ngay lập tức" nên đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm sẳn có thực chiến để chiến đấu luôn, còn chuyện bạn mới ra trường không có kinh nghiệm họ hiểu cho bạn, nhưng đó không phải là điều họ quan tâm lúc này.
Thế bạn nghĩ sao bằng tôi có 2 năm kinh nghiệm trong khi tôi cũng vừa ra trường? Đều đó tùy thuộc vào bạn và bạn nên làm gì đó chứ đừng đổ lỗi cho cty tạo nên tình trạng thất nghiệp, làm sai ngành

Giống như một sản phẩm tốt (làm được việc) cần có thêm Tem kiểm định chất lượng tốt (bằng cấp) thì sẽ tạo sự an tâm tin tưởng của người tiêu dùng.

Sai lầm 4. Không nghĩ học là đầu tư để tạo ra doanh thu khổng lồ

Đã bao giờ bạn nghĩ đi học là đầu tư chưa? Ngay bây giờ bạn hãy nghĩ đó là đầu tư, đầu tư cho bạn, cho cuộc đời bạn cho tương lai bạn. Đầu tư cho việc học là  đầu tư cho khiếc thức, đầu tư cho  cái đầu của bạn vì nó là cái thứ điều khiển cơ thể, tay chân để gặt hái ra tiền cho bạn. Chắc chắn là thế.

Khi càng đầu tư nhiều thì số tiền mà bạn làm ra càng nhiều kéo theo như thế và đừng bao giờ nghĩ đến chuyện lỗ lã gì vì hầu hết mọi người đang đầu tư phung phí trong dự án đầu tư cuộc đời của mình cực kì dài hạn.

Đầu tư thì chắc chắn sẽ có lời hoặc lỗ, nên vậy hãy biết chắc đầu tư cho chính bộ não của mình nhé
(Bỏ tiền học nhưng không ra gì cả, không tới chốn là đầu tư thất bại.)

Sai lầm 5. Làm mọi việc mà vô cảm.

Khi bạn đã hiểu hết các ý ở trên rồi mà bạn không làm tốt được là do bạn thiếu yếu tố này "Cảm xúc". Đây là bí mật

Áp dụng cho bạn như thế nào? Nếu bạn muốn học giỏi môn học nào đó trước tiên bạn phải tưởng tượng kết quả môn học đó của bạn tròn điểm 10đ trò trĩnh. Cảm xúc hạnh phúc tự hào ngập tràn đúng không?

Hãy tưởng tượng cảnh mà bạn bè ngồi khắp nơi trong lớp học nhìn vào bạn khi thầy công bố bạn là người 10 điểm duy nhất, họ nhìn bạn ánh mắt ngưỡng mộ, trầm trồ, trìu mến thì cảm xúc bạn thế nào? Bạn có thích cảm xúc lúc đó không khi một cô bé rất xinh đẹp dễ thương nhất lớp bước đến để được làm quen với bạn. Bạn có thích cảm xúc lúc đó đúng không nào?

Điều này sẽ giúp bạn trả lời được tại sao bạn muốn học giỏi môn này là khi bạn có nhiều cảm xúc về nó. Khi một cô bé thích họcVăn, cô bé sẽ thích học những thứ liên quan đến văn vì cô ấy có nhiều cảm xúc cho môn học đó, trong khi bạn cảm thấy không hứng thú chán ngắt.

Cho nên yếu tố cảm xúc quyết định 90% bạn có làm dc hay không?

Hãy thử nghĩ lúc bạn nhận được tháng lương đầu tiên của bạn là 10 triệu đồng khi bạn mới đặt chân đi làm, trong khi bạn bè có đứa có việc có đứa không, lương 3 cọc 3 đồng? bạn sẽ thấy cảm xúc nhập tràn cho những nổ lực hiện tại của bạn chứ, nó xứng đáng đúng không?

Bạn nhớ đến bố mẹ người thân đã quan tâm nuôi nấn bạn cho đến bây giờ hơn 20 năm vất cả, khi mà đến lúc này bạn có thể đi làm kiếm tiền để nuôi sống bản thân, chứ không phải để bố mẹ tiếp tục lo nữa bố mẹ bạn đã già hơn rồi đấy...

Hay đây là lần đầu bạn mang hết tháng lương đầu tiên của mình kiếm được mang về và cho ba mẹ và nói câu "cho mẹ đó", bạn hãy quan sát nét mặt mà bố mẹ bạn nhìn bạn với ánh mắt rưng rưng nước mắt. Con tôi đã lớn rồi có phải rất hạnh phúc đúng không nào. Hãy hạnh phúc hơn nữa ở hiện tại bạn nhé, hãy làm những việc trước đây bạn chưa từng làm nó bao giờ.

Đó là những gì tôi muốn nói nói với bạn khi bạn còn là sinh viên vì tôi đã qua thời này rồi.
Và đây là tất cả những điều tôi hầu như chưa làm được nên tôi phải cố gắng tiếp tục cho tương lai tôi mong muốn.

Tương lai đang phản ánh những việc bạn làm hiện tại. Nếu bạn muốn tương lai của bạn huy hoàng thì hãy làm cho hiện tại của bạn huy hoàng như thế.








Theo: Toilaquantri.com

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Lí do muôn thuở sinh viên giỏi ra trường vẫn thất nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp khá giỏi sau khi ra trường vẫn bị thất nghiệp? Theo bạn nghĩ thì bạn có hiểu tại sao không? và thực trạng có xảy ra điều đó không? Chắc chắn Có

Lí do muôn thuở sinh viên giỏi ra trường vẫn thất nghiệp
Lí do muôn thuở sinh viên giỏi ra trường vẫn thất nghiệp
Bạn sẽ nghĩ có lẽ họ thấy họ giỏi nên họ muốn tìm 1 công việc cao mức lương khá hơn nên chưa có việc làm chứ làm công việc thấp hơn 1 xíu là họ đã có việc làm rồi thiếu gì chỗ làm? - có thể đúng

Mình cam kết là khi biết được câu trả lời tại sao sinh viên giỏi ra trường vẫn thất nghiệp thì có đến 90% vẫn chưa nhận ra cho tới khi họ đọc bài viết này.

Không những sinh viên mà cả giáo viên trong quá trình dạy và học cũng mắc một lỗi chung. Đó chính là nhu cầu.

Lỗi chung của chúng ta (sinh viên) là cố gắng học giỏi trước rồi tìm công việc phù hợp sau. Có rất nhiều sinh viên làm việc trái ngành vì mắc lỗi này. Vì họ không biết nhu cầu của người tuyển dụng tuyển ứng viên cần có thứ gì?

Một bạn học của mình tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại giỏi có hỏi mình là muốn học marketing với mình, bạn xin tham gia cùng. Mình hỏi lại bạn "Tại sao lại chọn marketing", bạn ấy trả lời bạn chọn marketing vì bạn muốn làm marketing director. Mình hỏi tiếp "để trở thành marketing director bạn biết phải học những gì chưa?" bạn ấy trả lời "kỹ năng của người lãnh đạo, chuyên môn của ngành marketing thật giỏi"

Câu trả lời của mình là không phải vậy. Đó là lý do tại sao "sinh viên giỏi ra trường vẫn thất nghiệp" 
Bởi vì sao nó không rõ ràng, và không có mục đích cụ thể từ đó không bao giờ đạt được mục tiêu. Mục tiêu của bạn không phải là học giỏi mà là giỏi những gì nhà tuyển dụng cần.

Mình bảo bạn ấy "ngay bây giờ hãy lên các trang tuyển dụng về vị trí marketing director họ cần gì rồi mới quay lại học những thứ đó"

Đến đây thì các bạn đã hiểu sinh viên chúng ta đang cố gắng học rất nhiều thứ cho giỏi, cái gì cũng giỏi sao cho ra trường lấy tấm bằng giỏi ra trường sẽ dễ kiếm việc làm lương cao. Nhưng đối với nhà tuyển dụng không phải cần ứng viên mình có bằng giỏi này giỏi kia vì có nhiều cái giỏi nhà tuyển dụng không cần. Họ chỉ cần bạn giỏi những gì mà họ viết trong bảng mô tả công việc, họ cần những người làm được việc cho họ chứ không cần bạn mang bằng giỏi cho họ. Có thể bạn giỏi thật đấy nhưng nó mới là cái giỏi trên trường lớp rõ ràng là khi làm việc thì bạn cũng không biết bạn phải làm những gì?

Cho nên ngay bây giờ bạn đang làm sinh viên năm nhất, năm 2, năm 3 là phải săn lùng những mẫu tuyển dụng trên các trang web như Vietnamworks, Tuyển dụng 24h vv.. Đọc để xem nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên của mình phải có trình độ gì? hiểu biết gì? sau đó bạn mới quay lại xác định là cần học giỏi thứ gì để phù hợp với yêu cầu của mẫu tuyển dụng. Khi bạn đã học đúng yêu cầu của các nhà tuyển dụng và đáp ứng yêu cầu của họ thì chẳng có lí do gì bạn ko được nhận cả.

Cho nên mục tiêu học của các bạn không phải là bằng giỏi này giỏi nọ mà học để xin được công việc yêu thích, cty yêu thích và mức lương mong muốn. => Học giỏi theo yêu cầu của nhà tuyển dụng

Hay về ngoại ngữ không cần bạn đưa cho họ cái bằng Toeic gì đó 600 700 gì đó, họ chỉ yêu cầu "Sử dụng thành thạo tiếng anh là một ưu điểm" do đó rõ rằng mục tiêu của bạn ko phải là cái bằng mà là kĩ năng nói tiếng anh thực sự bạn có chắc là bằng Toeic 600 700 đã nói được lưu loát tiếng anh chưa? hay có những người nói lưu loát tiếng anh mà chả có bằng Toeic gì đó.
Có ngoại ngữ con đường nghề nghiệp bạn sẽ rất rộng mở vì 1 lý do là toàn cầu hóa, làm việc với quốc tế với người nước ngoài là chuyện bình thường rồi. Tiếng anh có thể học 5 10 năm mới thành thạo nhưng nghề nghiệp họ có thể đào tạo vài 3 tháng là hoàn thành, họ sẳn sàng tuyển ứng viên chỉ giỏi ngoại ngữ là đủ còn lại họ chấp nhận đào tạo hết.

Học và học vậy thôi, kiếm cái bằng giỏi ra trường có công việc tốt. Nếu bạn vẫn giữ suy nghĩ này bạn sẽ không bao giờ học giỏi được cả. Hãy suy nghĩ là do tôi thích công việc này lĩnh vực này của cty abc này... lương cao, mà ngta tuyển dụng yêu cầu cần kỹ năng có cái này nên tôi phải học giỏi cái này và chắc chắn bạn sẽ giỏi cái này hơn những người chưa hiểu ng tắc

Hãy tìm cho mình 1 mẫu tuyển dụng và dán nó lên tường đấy là mục tiêu học của bạn đấy! Khi bạn đã có mục tiêu rõ rằng cho công việc mình như 1 phép kéo theo tự nhiên tất cả những môn khác sẽ tự động kéo theo giỏi hết! Vì bạn đã tìm được con đường cho ước mơ của mình rồi bạn đã giải phòng mình khỏi sự học hành tràn lan chán nản

[Nâng cao] để phát triển hết khả năng vốn có của bạn hãy đi theo xu thế của thời đại và mở rộng những thứ đang giỏi, đóng gói sự giỏi của các bạn lại và biến nó trở thành chia sẻ cho người khác



Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Những tỷ phú hàng đầu thế thế giới đang học ngành gì?

Liệu bạn có đang thắc mắc về các tỷ phú trên thế giới. Những tỷ phú đó đang học ngành gì và làm gì để trở thành người giàu nhất thế giới không?
Có một câu hỏi luôn xuất hiện trong tâm trí mỗi sinh viên đại học đó là “tấm bằng nào sẽ mang đến cho tôi cơ hội thành công?” Ngay cả những người đã ra trường đi làm thỉnh thoảng cũng tự hỏi mình như vậy (trường hợp của những người có nguyện vọng học thêm văn bằng khác, chẳng hạn như MBA, để nâng cao kĩ năng và triển vọng nghề nghiệp).

Bill Gates, OprahWinfrey, Steve Jobs, và Mark Zuckerberg

Chính vì thế, Approved Index đã thực hiện một cuộc “điều tra” danh sách 100 người giàu nhất theo tạp chí Forbes để tìm hiểu xem họ đã từng theo học lĩnh vực gì.

Những tỷ phú hàng đầu thế thế giới đang học ngành gì?

  • Có 32% tỷ phú không có bằng đại học (nổi tiếng nhất trong số này có Bill Gates, OprahWinfrey, Steve Jobs, và Mark Zuckerberg) vốn là những người đã bỏ dở việc học. Thậm chí, tỷ phú Richard Branson còn bỏ học ngay ở bậc trung học phổ thông.
  • Nhiều tỷ phú theo học một chuyên ngành thuộc lĩnh vực Nghệ thuật hơn là Toán hay Khoa học
  • Tuổi trung bình của các tỷ phú là 68
Vậy thì những tấm bằng đại học nào sẽ giúp bạn giàu có? Dưới đây là số liệu chi tiết về những ngành học mà các tỷ phú đã từng theo đuổi:

1. 32% không có bằng đại học
2. 22% kỹ sư
3. 12% thương mại
4. 10% khác
5. 9% nghệ thuật
6. 8% kinh tế
7. 3% tài chính
8. 2% khoa học
9. 2% toán học


Bà Amy Catlow, giám đốc chương trình Approved Index cho rằng những thông tin này đã mang đến một cái nhìn khác về giá trị của bằng cấp trong thời điểm hiện nay. Vấn đề về khả năng ứng dụng bằng cấp trong thực tế việc làm cũng được bà đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, bà cũng chỉ ra rằng, để có một nền kinh tế vững mạnh, ta phải khuyến khích sự chuyên môn hóa của nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ tập trung vào Toán hay Kỹ thuật như quan điểm của đại chúng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo báo cáo của NACE (National Association for Colleges and Employers) để tìm hiểu những ngành học sẽ mang lại cho bạn ít nhất một công việc ngay thời điểm tốt nghiệp. 

Top 10 ngành học đó là:

1. Khoa học máy tính
2. Kinh tế
3. Kế toán
4. Kỹ thuật
5. Quản trị kinh doanh
6. Xã hội học/công việc xã hội
7. Toán học/thống kê
8. Tâm lý học
9. Lịch sử/chính trị khoa học
10. Chăm sóc sức khỏe

Nguồn: Businessinsider

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Tìm hiểu các Học Vị và Học Hàm ở Việt Nam


Ảnh vui - lò ấp tiến sĩ chỉ dịch vụ luyện thành tiến sĩ cũng giống như luyện thi đậu DH

Học vị Thạc Sĩ và Tiến Sĩ

Sau tốt nghiệp đại học, những người có điều kiện tiếp tục phấn đấu công tác và học tập sẽ đạt được các học vị cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ như thạc sĩ, tiến sĩ.
Học vị của VN hiền nay gồm có Thạc sĩ, tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học ( sắp xếp từ thấp đến cao ).
Khi đã tốt nghiệp Đại học và thi đậu đầu vào học thêm khoảng 2,5 năm (gọi là học cao học).
Bảo vệ 1 đề tài sẽ được tốt nghiệp cao học và nhận bằng Thạc sĩ. Lúc này sẽ trở thành Thạc sĩ


Tốt nghiệp Thạc sĩ xong thi nghiên cứu sinh (Gồm thi và bảo vệ đề cương của đề tài sắp làm) nếu đậu sẽ trở thành nghiên cứu sinh, lúc này không học nữa mà chỉ làm đề tài đã bảo vệ đề cương, trong thời gian đó phải có ít nhất 2 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, xong sẽ bảo vệ đề tài cấp cơ sở, đề tài này có 2 phản biện kín (người đọc không biết người viết và ngược lại), sau khi 2 phản biện kín và bảo vệ cơ sở thành công sẽ bảo vệ chính thức, xong sẽ nhận bằng tiến sĩ.

Sau đó nâng cao đề tài đó, làm rộng hơn nữa và bảo vệ thành công theo quy trình trên sẽ thành tiến sĩ khoa học.

Ngày xưa (trước 1998) thì các học vị có tên gọi khác là thạc sĩ, phó tiến sĩ và tiến sĩ
Sau 1998 thì phó Tiến Sĩ >> Tiến SĩTiến Sĩ  >> Tiến Sĩ Khoa Học (còn gọi là Tiến Sĩ cũ) sau 1 văn bản của Thủ tướng chính phủ.

Còn Học hàm là Phó giáo sư và giáo sư.


Khi 1 người có đủ điều kiện
1. Lượng giờ giảng
2. Lượng Nghiên cứu sinh hướng dẫn
3. Lượng sách đã viết
4. Lượng bài báo đã đăng....) có tính điểm đàng hoàng sẽ được giới thiệu ra hội đồng giáo sư nhà nước. Hội đồng sẽ họp, xem xét và bỏ phiếu... nếu bỏ phiếu đủ theo yêu cầu sẽ được phong là phó giáo sư. Sau đó là giáo sư theo quy trình tương tự.

Trước 2002 có thể phong phó giáo sư mà không cần học vị (Cử nhân cũng có phong phó giáo sư). Sau 2002, muốn phong Phó giáo sư phải có bằng tiến sĩ.

Một số chữ viết tắt học vị, học hàm tại Việt Nam từ tiếng Anh


Học vị thạc sĩ khoa học thường được viết tắt là M.Sc hoặc M.S. từ chữ Master of Science.

Học vị tiến sĩ thường được viết tắt là Ph.D; PhD; D.Phil hoặc Dr.Phil từ chữ Doctor of Philosophy.

Học vị tiến sĩ khoa học thường được viết tắt là Sc.D; D.Sc; S.D hoặc Dr.Sc từ chữ Doctor of Science.

Chức danh bác sĩ y khoa thường được viết tắt là M.D. từ chữ Doctor of Medicine; Medical Doctor hoặc Medicinae Doctor.

Học hàm phó giáo sư thường được viết tắt là Assoc. Prof. từ chữ Asscociate Professor; không được viết là A. Prof. vì có thể nhầm lẫn với học hàm trợ lý giáo sư hoặc trợ giáo sư từ chữ Assistant Professor. Trợ lý giáo sư hoặc trợ giáo sư nên viết tắt là Assist. Prof.

Học hàm giáo sư thường được viết tắt là Prof. từ chữ Professor.

Nếu học vị, học hàm gắn liền với ngành chuyên môn nào được đào tạo thì ghi bổ sung thêm vào phần học vị, học hàm.

Hiện nay ngành y tế có thêm chức danh bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa II cũng là những người có chuyên môn cao thực hiện nhiệm vụ thực hành khám chữa bệnh tại bệnh viện hoặc công tác y tế dự phòng. Bác sĩ chuyên khoa I tương đương với học vị thạc sĩ khoa học và bác sĩ chuyên khoa II tương đương với học vị tiến sĩ. Muốn có học vị này thì bác sĩ chuyên khoa I hoặc bác sĩ chuyên khoa II phải được đào tạo bổ sung thêm một số chứng chỉ, thủ tục cần thiết và ngược lại thạc sĩ, tiến sĩ cũng có thể chuyển đổi thành bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa II. Học vị thạc sĩ, tiến sĩ thường phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; còn bác sĩ chuyên khoa I và chuyên khoa II phục vụ công tác thực hành chuyên môn y học. Những người có học hàm giáo sư, phó giáo sư là những người tham gia công tác giảng dạy đại học, sau đại học; kể cả công tác nghiên cứu khoa học ở bậc cao.

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Thông Báo Lịch Hẹn Gặp Giáo Viên Hướng Dẫn Thực Tập Tháng 1/2015

Thông Báo Lịch Hẹn Gặp Giáo Viên Hướng Dẫn Thực Tập Tháng 1/2015
Thông Báo Lịch Hẹn Gặp Giáo Viên Hướng Dẫn Thực Tập Tháng 1/2015

Thông Báo Lịch Hẹn Gặp Giáo Viên Hướng Dẫn Thực Tập Tháng 1/2015

1/Sinh viên gặp GVHD theo lịch hẹn bên dưới. Những GV chưa có phòng (đang xin phòng) sinh viên xem phòng tại văn phòng khoa (D3.1) trước giờ hẹn gặp giảng viên.


2. Những sinh viên/nhóm sinh viên do các giảng viên có tên bên dưới hướng dẫn sẽ tập trung để được PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn hướng dẫn chung vào lúc 9h00 ngày 20/01/2015 (phòng xem tại khoa trước giờ hẹn). Sau đó, sẽ theo lịch bên trên để gặp giảng viên hướng dẫn của mình

Danh sách giảng viên gồm: Cô Nguyễn Vũ Vân Anh, Thầy Lê Nam Hải, Thầy Hà Trọng Quang, Thầy Nguyễn Đức Lộc, Thầy Lê Nam Hải, Thầy Phùng Tiến Dũng, thầy Nguyễn Minh Toàn.

Lịch Hẹn:

STT
Giảng viên
Thứ
Giờ hẹn/tiết học
Địa điểm hẹn (VP khoa hay phòng học?)
Mức độ lặp lại?
Ghi chú (Yêu cầu sinh viên chuẩn bị ở lần gặp đầu tiên)
1
Th.S Vũ Thị Mai
Chi
2
8g00 -> 10h30
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Mang theo bút tập để ghi chép
Trình bày trực tiếp với GVHD tên đề tài và dự kiến các phương pháp thực hiện đề tài.
 1’
Th.S Trần Thị Huế
Chi
2
9h - 11h (bắt đầu từ 26/1)
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Bắt đầu từ 28/01/2015
2
Th.S Võ Điền
Chương
2
12h30
VP Khoa (D3.01)
Lịch trên chỉ là lần hẹn đầu tiên sau đó tự bố trí với sinh viên những lần tiếp theo

3
TS. Phạm Xuân
Giang
3
9h00
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
SV mang theo đề cương BCTT
4
TS. Nguyễn Nam
6
8g - 9g40
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
1. Tên đề tài đầy đủ (sinh viên tự chọn)
2. Bản hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp (tải từ website Khoa Quản trị kinh doanh (www.fba.iuh.edu.vn)
5
Th.S Lê Nam
Hải
5
9h (lần 2)
VP Khoa (D3.01)
Lịch trên chỉ là lần hẹn đầu tiên sau đó tự bố trí với sinh viên những lần tiếp theo
Sinh viên mang theo đề cương
6
Th.S Nguyễn Mạnh
Hải
4
Tiết 2-6
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Bắt đầu từ 28/01/2015
7
Th.S Lê Bảo
Hân
2
9h00
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Sinh viên phải chuẩn bị đề cương
8
Th.S Nguyễn Thị Ngọc
Hoa
4
14h00
Xin phòng
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
1. Tên đề tài BCTT
2. Đề cương chi tiết (mục lục)
3. Mô hình nghiên cứu
4. Bảng câu hỏi khảo sát
9
Th.S Trần Phi
Hoàng
2
Tiết 10 (15h00)
Xin phòng
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Lịch hẹn trên dành cho 4 tuần đầu tiên
10
Th.S Hồ Nhật
Hưng
3
16 giờ
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp
11
Th.S Phạm Thị Ngọc
Hương
4
8h45
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên

12
Th.S Nguyễn Thị
Hương
2
9h30-11h00
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Khi đến gặp GV, yêu cầu sinh viên mang theo đề cương
13
Th.S Bùi Thành
Khoa
5
12h30
H9.1
Lịch trên chỉ là lần hẹn đầu tiên sau đó tự bố trí với sinh viên những lần tiếp theo

14
Đoàn Ngọc Duy
Linh
2
Tiết 4-5
VP Khoa (D3.01)
Lịch trên chỉ là lần hẹn đầu tiên sau đó tự bố trí với sinh viên những lần tiếp theo

15
TS. Đoàn Ngọc Duy
Linh
2
8h45
VP Khoa (D3.01)
Lịch trên chỉ là lần hẹn đầu tiên sau đó tự bố trí với sinh viên những lần tiếp theo
Bắt đầu từ ngày 26/01/2015
16
Nguyễn Đức
Lộc
4
7h (lần 2)
X12.5
Lịch trên chỉ là lần hẹn đầu tiên sau đó tự bố trí với sinh viên những lần tiếp theo
Chuẩn bị sơ lược về đề tài (có thể là đề cương sơ bộ)định thực hiện và đơn vị thực tập
17
Th.S Nguyễn Thành
Long
4
13h30 - 17h
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Sinh viên đến gặp phải chuẩn bị đề cương, lần sau đến phải mang bản góp ý của tất cả các lần trước đó.
18
Th.S Huỳnh Quang
Minh
3
Tiết 11-12 (ngày 20/01/2015)
B2.10 CLC
Lịch trên chỉ là lần hẹn đầu tiên sau đó tự bố trí với sinh viên những lần tiếp theo
Chuẩn bị đề tài và cơ quan thực tập
19
Th.S Nguyễn Tấn
Minh
5
14h45
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên

20
Th.S Nguyễn Thị Bích
Ngọc
3
13h30 - 15h30
VP Khoa (D3.01)
Lịch trên chỉ là lần hẹn đầu tiên sau đó tự bố trí với sinh viên những lần tiếp theo
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị tên đề tài, đề cương (nếu đã có cơ quan thực tập) và các câu hỏi cần giải đáp khi gặp giáo viên ở lần gặp đầu tiên vào ngày 20/01/2015.
21
Th.S Phan Trọng
Nhân
3
Tiết 5-6
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Chuẩn bị tên đề tài
Đề cương chi tiết
22
TS. Nguyễn Văn
Nhơn
CN
Tiết 2-3
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Bắt đầu từ 25/01/2015
Số ĐT liên lạc : 0917.934.586
23
Th.S Trần Anh
Quang
4
10:30-11:30
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Đối với Nhóm và sinh viên thực tập độc lập:
- Chuẩn bị sẵn đề tài mong muốn thực hiện, định hướng nghiên cứu
- Đọc và tìm hiểu những tài liệu liên quan tới đề tài
- Tham khảo thêm sách của Nguyễn Đình Thọ- Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh - Từ chương 1-5
- Chuẩn bị các câu hỏi có liên quan
- Lập địa chỉ email chung của cả nhóm hoặc cung cấp địa chỉ email riêng của cá nhân.
24
Hà Trọng
Quang
3
14giờ 30 (Bắt đầu từ 26/01/2015)
H7.01
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
1. Sinh viên chuẩn bị máy vi tính.
2. Sinh viên chuẩn bị tên đề tài nghiên cứu, mô tả lý do tại sao chọn đề tài, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài, các tác giả đã từng nghiên cứu về đề tài.
3. Đề cương nghiên cứu tổng quát.
25
Th.S Bùi Văn
Quang
2
10h
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên

26
Th.S Đặng Minh
Thu
2
Từ 8h30-10h30
Xin phòng
Lịch trên chỉ là lần hẹn đầu tiên sau đó tự bố trí với sinh viên những lần tiếp theo
Chuẩn bị tên đề tài
27
Nguyễn Minh
Toàn
5
từ tiết 13 đến 15
VP Khoa (D3.01)
Lịch trên chỉ là lần hẹn đầu tiên sau đó tự bố trí với sinh viên những lần tiếp theo

28
Th.S Nguyễn Thị Ngọc
Trâm
4
10h
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên

29
TS Nguyễn Văn Thanh
Truờng
3
16h
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp thực tập
Khách hàng chính của doanh nghiệp B2C hay B2B
Khái niệm chính muốn khám phá tìm hiểu phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp thực tập.(hài lòng, trung thành, ý định mua, thái độ, sẵn lòng sử dụng, cảm nhận chất luợng, cảm nhận giá trị, giá trị thuơng hiệu....)
30
Th.S Nguyễn Thị Tuyên
Truyền
4
8h
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Các em chuẩn bị tên đề tài và đề cương chi tiết
31
Th.S Nguyễn Anh
Tuấn
4
9h30
VP Khoa (D3.01)
Hẹn hàng tuần theo lịch trên
Chuẩn bị đề cương
32
PGS.TS Nguyễn Minh
Tuấn
3
9h
Xem tại VP khoa trước khi hướng dẫn
Lịch trên chỉ là lần hẹn đầu tiên sau đó tự bố trí với sinh viên những lần tiếp theo
Sinh viên chuẩn bị đề cương
33
Th.S Hồ Trúc
Vi
4
Tiết 10-12
VP Khoa (D3.01)
Lịch trên chỉ là lần hẹn đầu tiên sau đó tự bố trí với sinh viên những lần tiếp theo
SV chuẩn bị sẵn đề cương chi tiết hoặc hướng nghiên cứu

Nguồn: Khoa QTKD
MD-StoTop